Dịch covid-19 bùng phát trở lại - “Phép thử” với ngành dệt may

(CL&CS) - 5 tháng còn lại của năm 2020 sẽ là thử thách thực sự đối với ngành dệt may khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại và có phần phức tạp hơn so với lần trước. Các doanh nghiệp ngành dệt may sẽ không chỉ gặp phải các áp lực như thời gian thanh toán kéo dài hơn, áp lực dòng tiền lớn hơn, mà quan trọng nhất là đơn hàng sẽ giảm khiến cho tỷ lệ lao động ngành dệt may thất nghiệp sẽ tăng lên...

 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt 16 tỷ USD, giảm sâu so với mức 18,34 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. Những tưởng, sự phục hồi dần của nền kinh tế Việt Nam sau 100 ngày chống dịch sẽ góp phần giúp ngành dệt may vực dậy sau đại dịch thì bỗng chợt đợt dịch mới lại bùng phát trở lại.

Covid-19 “thổi bay” hơn 2,3 tỷ USD của ngành dệt may

Nhìn lại ngành dệt may trong quý 1/2020, có thể thấy được dịch Covid-19 như “cơn bão” bất ngờ ập đến, cuốn đi lợi nhuận rất lớn của ngành hàng xuất khẩu dệt may vốn mang về vài chục tỷ USD doanh thu mỗi năm. Tình trạng hủy, giãn đơn hàng diễn ra rất nghiêm trọng khi các đơn hàng giao trong tháng 3, tháng 4, tháng 5 đều bị lùi thời gian. Để cầm cự, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang may khẩu trang nhằm duy trì việc làm cho công nhân, hạn chế tổn thất do dịch bệnh…

Kết quả là, doanh thu của nhiều doanh nghiệp sụt giảm 20%, thậm chí với những doanh nghiệp nhỏ, lẻ thì việc đóng cửa tạm ngừng sản xuất, hoặc phá sản là không hiếm.

116427501_933632873779660_8119897706038245047_n
 

Bước sang quý 2, tình hình dù có khả quan hơn khi Việt Nam ngừng cách ly xã hội sớm, khôi phục sản xuất trong khi các đối thủ lớn của ngành dệt may như Trung Quốc hay Bangladesh đều bị ngừng sản xuất vì cách ly xã hội. Chưa kể, thời điểm này ngành dệt may vẫn còn có một nguồn hàng kéo lại, đó là các sản phẩm khẩu trang và PPE (trang bị bảo hộ cá nhân) nói chung. Điều này giúp các doanh nghiệp ngành dệt may cân đối được như cầu việc làm, vẫn có thanh khoản tốt do bán hàng khẩu trang và PPE chủ yếu thu tiền trực tiếp, kể cả ứng trước.

Mặc dù vậy, do ngành sản xuất chính vẫn phải cầm cự nên nhìn chung kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ.

Tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã chứng khoán VGT), dù có quy mô xuất khẩu trên 3 tỷ USD/năm nhưng kết thúc quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất của VGT ước giảm 15%, lợi nhuận hợp nhất giảm trên 25% so với cùng kỳ năm 2019. Ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng Giám đốc VGT cho biết, dù đã xoay mọi cách nhưng ảnh hưởng của dịch Covid-19 là quá lớn.

“Cũng may là VGT cũng có nguồn hàng kéo lại, đó là việc sản xuất các sản phẩm khẩu trang và PPE giúp các cơ sở của Tập đoàn chưa lâm vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, vẫn có thanh khoản tốt do bán hàng khẩu trang và PPE chủ yếu thu tiền trực tiếp, kể cả ứng trước. Thêm vào đó, đơn giá thời gian đầu cho xuất khẩu các sản phẩm này tương đối hiệu quả. Tóm lại, mức sụt giảm này khả quan hơn dự báo…”, ông Hiếu cho hay.

Trong khi đó, tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, kết thúc quý 2 /2020, doanh nghiệp này đạt 1.066,5 tỷ đồng doanh thu, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm, TNG đạt 1.840 tỷ đồng doanh thu, giảm 10%; lợi nhuận sau thuế đạt 65,7 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, so với kế hoạch cả năm (doanh thu 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng), TNG mới hoàn thành 40% mục tiêu về doanh thu và 28,6% mục tiêu về lợi nhuận.

Cũng không nằm ngoài xu thế, Công ty CP May Sông Hồng cũng đang oằn mình với khó khăn, không chỉ bởi Covid-19 mà còn bởi vì đối tác lớn tại Mỹ là RTW Retalwinds đã đệ đơn phá sản. Đây là khách hàng truyền thống của May Sông Hồng và đang có khoản nợ với Công ty lên tới 166 tỷ đồng. Các đơn hàng từ RTW Retalwinds (thông qua thương hiệu New York & Co) năm 2019 đóng góp 13% tổng doanh thu của May Sông Hồng.

Còn tại Công ty Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, theo đánh giá của giới đầu tư thì dù kết quả kinh doanh có phần sụt giảm nhưng vẫn là những con số đáng mơ đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may trong đại dịch Covie-19. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2020, TCM ghi nhận doanh thu khoảng 1.685 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch và giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ; lợi nhuận ước đạt 108.7 tỷ đồng, giảm chỉ khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2019.

“Không ai có thể đưa ra dự báo về thời điểm các hoạt động xã hội sẽ trở lại bình thường, dù dịch bệnh trên thế giới đang có dấu hiệu giảm tốc nhưng vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, ở một số quốc gia đã đưa ra lệnh chấm dứt giãn cách, không bắt buộc sử dụng khẩu trang nữa thì chắc chắn nhu cầu khẩu trang sẽ không còn nóng. Khi đó, nếu xuất khẩu mặt hàng này chắc chắn sẽ vướng phải nhiều vấn đề như giá bán chịu áp lực giảm, thời gian thanh toán kéo dài, áp lực dòng tiền khi đó của doanh nghiệp sẽ lớn hơn”, đại diện Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), chia sẻ.

“Bão” chưa qua, “áp thấp” đã tới

Những ngày cuối tháng 7, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát trở lại ở Việt Nam khiến cho những kỳ vọng phục hồi của ngành dệt may trở nên ảm đạm hơn.

Cách nay hơn 1 tháng, khi dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành dệt may trong 6 tháng cuối năm, Vinatex đưa ra dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước, và tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể chỉ đạt 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019. Tuy nhiên, mới nhất thì “ông lớn” ngành dệt may lại phải “điều chỉnh dự báo” khi Covid-19 quay trở lại, khi đưa ra dự báo đến cuối năm 2020 thị trường xuất khẩu có nguy cơ giảm tới 30-40% so với năm trước.

“Thị trường và nhu cầu về trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) đang và sẽ thu hẹp rất nhanh. Đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu này sẽ gần như trở về mức cầu bình thường từ tháng 9/2020. Trong khi đó tại Việt Nam, việc các nhà sản xuất ồ ạt lao vào mặt hàng này trong giai đoạn vừa qua đã dẫn tới nguồn cung lớn hơn cầu và giá cả đã tới giới hạn của chi phí. Do đó, mặt hàng PPE không còn dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả. Thế nên, việc trông đợi vào nhu cầu PPE như 6 tháng đầu năm là không còn thực tế”, ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng Giám đốc Vinatex, cho hay.

Đại diện của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG cũng nhấn mạnh, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, rất cần Chính phủ tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp tại các ngân hàng;  Giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp… “Những tháng cuối năm 2020, kể cả bước sang đầu năm 2021 sẽ là những tháng ngày khó khăn, khốc liệt đối với các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Nếu vượt qua những tháng ngày tới, ngành dệt may mới có cơ hội để tiếp tục phục hồi và phát triển”, đại diện này cho hay.

Liệu khi dịch Covid-19 lần 2 bùng phát trở lại, ngành dệt may có còn cơ hội với nguồn hàng kéo lại là các sản phẩm khẩu trang hay không? Trả lời vấn đề này, nhiều DN ngành dệt may tỏ ra khá ngập ngừng.

Bảo Lâm

 

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.