Thứ tư, 25/11/2020, 10:21 AM

TP.HCM: Vận hành tạm thời 6 cống của dự án giải quyết ngập do triều cường

(CL&CS) - Sở dĩ phải có quy trình vận hành tạm thời, vì đây là công trình thủy lợi thuộc nhóm A, công trình cấp 1, có quy trình, công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.

Chiều 24/11, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, liên quan quy trình vận hành và hệ thống scada các cống ngăn triều thuộc “Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1”, UBND TP.HCM giao Sở Tư pháp có ý kiến về việc ban hành quy trình vận hành trước khi Sở NN&PTNT trình UBND Thành phố phê duyệt quy trình vận hành tạm thời.

Van ngăn triều tại cống Cây Khô huyện Nhà Bè

Van ngăn triều tại cống Cây Khô huyện Nhà Bè

Sở NN&PTNT thẩm định hoàn chỉnh hồ sơ sau khi Sở Tư pháp có ý kiến về pháp lý việc ban hành quy trình vận hành tạm thời, trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định phương án quản lý vận hành tạm thời trình UBND Thành phố phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm hiện nay, các thành viên hội đồng thẩm định đã góp ý dự thảo quy trình vận hành 4 lần; đơn vị tư vấn tiếp thu, hoàn thiện dự thảo (lần 5) và báo cáo giải trình 3 lần.

Hiện cơ bản hoàn thiện dự thảo quy trình vận hành hệ thống và quy trình vận hành cụm công trình, bao gồm quy trình vận hành cống kiểm soát triều Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định, Phú Xuân, Tân Thuận, Bến Nghé và các cống nhỏ dưới đê, kè.

Sở dĩ phải có quy trình vận hành tạm thời, vì đây là công trình thủy lợi thuộc nhóm A, công trình cấp 1, có quy trình, công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.

Công trình gồm nhiều hạng mục có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát triều, vừa phải vận hành theo quy trình từng cụm công trình, vừa phải vận hành tuân thủ theo quy trình chung của hệ thống mới phát huy hiệu quả toàn dự án.

Vì vậy, cần thiết ban hành quy trình vận hành tạm thời và quy trình này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn quá trình khai thác vận hành công trình.

Trước đó, ngày 22/8, tại lễ lắp đặt cửa van thứ 2 cống ngăn triều Cây Khô (huyện Nhà Bè), ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam, chủ đầu tư “Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1" cho biết, đến nay dự án đã đạt 87-88% tiến độ, công việc còn lại không lớn chủ yếu là xây kè xung quanh các cống ngăn triều, tuy nhiên còn phải chờ bàn giao mặt bằng của khoảng 36 hộ dân thuộc huyện Nhà Bè. Hiện nay tiền đền bù đã có, phương án đền bù cũng đã lên, người dân cũng đồng thuận chỉ còn vướng ở khâu thẩm định giá nên chưa thể đền bù cho người dân.

Ông Tiến cũng cho biết, nhà đầu tư cam kết đảm bảo chất lượng công trình trong 5 năm thay vì 3 năm 30 tháng như thành phố yêu cầu. Nếu được chọn là nhà vận hành, chúng tôi sẽ gắn bó suốt đời tuổi thọ của công trình.

Dự án chống ngập ngăn triều có 7 hạng mục gồm 6 cống ngăn triều lớn khẩu độ 40 - 160 m tại cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và hạng mục 7,8 km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ khẩu độ dưới 10 m, trải dài qua các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh.

Dự án hoàn thành sẽ góp phần ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Ngoài ra, dự án giúp điều tiết mực nước trong kênh rạch với khả năng tiêu thoát nước đô thị ra các sông lớn thông qua hệ thống máy bơm được lắp đặt ở các cống thuộc dự án. Bên cạnh đó hỗ trợ trữ nước mưa trong vùng bảo vệ của dự án khi triều cường xuống thấp, kết hợp chống sạt lở bờ sông và cải tạo cảnh quan, môi trường.

T.L

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:23

(CL&CS) – Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất. Theo Quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Ngày 31/1/2024, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Châu Âu đạt được một thỏa thuận nhằm xem xét và củng cố các tiêu chuẩn tiếp thị hiện có áp dụng cho mật ong, nước ép trái cây, mứt và sữa. Chỉ thị được gọi là – Breakfast Directives – đặt ra các quy tắc chung về thành phần, tên bán, ghi nhãn và cách trình bày các sản phẩm này để đảm bảo chúng được di chuyển tự do trong thị trường EU và giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn sáng suốt.

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:43

(CL&CS) - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.