Thứ hai, 26/02/2024, 22:49 PM

TP.HCM sẽ quy hoạch 8 tuyến đường sắt và 7 ga chính kết nối các tỉnh

Liên danh tư vấn đề xuất quy hoạch 8 tuyến đường sắt và 7 ga chính kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành như Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Long An.

8 tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với các tỉnh

Trong báo cáo giữa kỳ quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM, Liên danh tư vấn lập quy hoạch đã đề xuất TP.HCM sẽ có 8 tuyến đường sắt và 7 nhà ga chính.

Cụ thể, Liên danh tư vấn lập quy hoạch gồm Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH) và Trung tâm tư vấn Đầu tư phát triển Giao thông vận tải (CCTDI) đã đề xuất quy hoạch 8 tuyến đường sắt: tuyến Trảng Bom - Sài Gòn (Hòa Hưng) - Tân Kiên; tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu; tuyến TP.HCM - Lộc Ninh; tuyến TP.HCM - Cần Thơ; tuyến tốc độ cao Bắc Nam đoạn Thủ Thiêm - cảng hàng không Long Thành; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành; tuyến TP.HCM - Tây Ninh và tuyến đường sắt kết nối cảng Hiệp Phước, cảng Long An.

Về hạ tầng, sẽ tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu và từng bước đưa vào cấp kỹ thuật tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện có nhằm phát huy được vai trò chủ lực của vận tải đường sắt về hành khách và hàng hóa; để phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt được phê duyệt.

z5194212099003_ba5eff8e5d93440a35adbc3226960015

Dự kiến đến năm 2050 cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM.

Dự kiến đến năm 2050, cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM bảo đảm kết liên thông, an toàn, hiệu quả giữa các tuyến đường sắt. Đồng thời kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác và các trung tâm kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam cũng như các trung tâm kinh tế của đất nước.

Về hạ tầng, hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại đang khai thác. Hoàn thành xây dựng các tuyến mới trên hành lang Bắc - Nam, Đông - Tây, tuyến kết nối các cảng biển lớn tại TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An.

7 ga chính, tách riêng luồng tàu hàng, tàu khách

Tại quy hoạch, Liên danh tư vấn đề xuất 5 ga hành khách trung tâm/ga chính. Trong đó, ga Sài Gòn - Hòa Hưng là ga hành khách trung tâm của thành phố, tổ chức chạy tàu khách xuyên tâm theo hướng ga An Bình - Bình Triệu - Sài Gòn - Tân Kiên theo kiểu "con lắc" qua ga trung tâm.

Ga Sài Gòn cũng là ga trung tâm của các loại tàu khách: Bắc - Nam (khi tuyến đường sắt tốc độ cao nối vào trong khu vực đầu mối thông qua tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng hoặc tuyến đướng sắt Biên Hòa - Vũng Tàu), tàu khách liên vận, tàu khách địa phương (vùng), tàu nội - ngoại ô. Tại khu vực ga không bố trí cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy toa xe do không có quỹ đất.

Ga An Bình là ga đầu mối hành khách phía Bắc thành phố; ga Bình Triệu là ga đón, tiễn cho hành khách lên xuống; ga Tân Kiên là ga đầu mối hành khách phía Nam thành phố.

Hai ga hành khách đầu mối là ga An Bình và ga Tân Kiên có cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy, toa xe nằm ở hai đầu bên ngoài khu trung tâm và tổ chức chạy tàu kiểu "con lắc" qua ga hành khách trung tâm là ga Sài Gòn/ Hòa Hưng cho các đoàn tàu khách liên vận, tàu khách liên vùng và tàu khách nội - ngoại ô. Bên cạnh đó, ga Tân Kiên còn là ga đầu, cuối tổ chức chạy tàu cho đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Ga Thủ Thiêm là ga hành khách phía Đông của thành phố, tổ chức đón, tiễn cho hành khách đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

z5194202045741_27b7e78ac110529547dc4c15c9843c48

TP.HCM đề xuất quy hoạch 8 tuyến đường sắt và 7 ga chính, trong đó ga Sài Gòn (Hòa Hưng) là ga trung tâm.

Ga Trảng Bom là ga hàng hóa ở phía Bắc khu đầu mối (bao gồm cơ sở sửa chữa, chỉnh bị, sửa chữa đầu máy, toa xe hàng); là ga trung chuyển hàng hóa giữa đường sắt khổ hẹp và đường khổ tiêu chuẩn, là ga tham gia vận chuyển đa phương thức từ ICD Trảng Bom ra cụm cảng nước sâu Thị vải - Vũng Tàu.

Ga Tân Kiên là ga hành khách đồng thời cũng là hàng hóa khu vực phía Nam của khu đầu mối. Đây là ga mà hàng hóa từ phía Bắc, Tây Ninh, Cần Thơ vận chuyển về trước khi phân phối cho các khu vực nội thành của thành phố (thông qua phương tiện đường bộ) phục vụ nhu cầu sinh hoạt toàn thành phố.

Ga Thạnh Đức là ga hàng hóa cho các khu công nghiệp ở huyện Bến Lức và tỉnh Long An và là ga nối ray với tuyến đường sắt chuyên dụng ra cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM); cảng Long An (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).

Về tổ chức vận tải, Tư vấn đề xuất tổ chức vận tải hàng hóa, hành khách trong khu vực đầu mối sẽ được quy hoạch theo hướng chuyên môn hóa cao, tách riêng luồng tàu hàng và luồng tàu khách: Vận tải hàng hóa sẽ tiếp cận theo hướng vành đai, vận tải hành khách tiếp cận theo hướng đi vào trung tâm.

Cụ thể, tàu hàng khi vào khu vực đầu mối sẽ chạy theo đường sắt vành đai (tuyến song song với đường Vành đai 2 - tuyến TP.HCM - Cần Thơ); kết nối tàu hàng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào khu vực đầu mối đường sắt TP.HCM theo hướng kết nối vào ga Trảng Bom.

Tàu khách phục vụ trực tiếp cho người dân thành phố sẽ được quy hoạch vào sâu trong khu trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc tiếp cận của người dân: Tổ chức tàu khách đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam liên thông giữa ga Thủ Thiêm và ga Tân Kiên qua khu vực phía Nam thành phố; Tổ chức chạy tàu khách nội - ngoại ô, tàu khách liên vùng/tàu địa phương, tàu khách liên vận xuyên tâm thành phố qua ga trung tâm Sài Gòn/Hòa Hưng.

Minh Châu

Bình luận

Nổi bật

Chủ khách sạn nằm vị trí 'vàng' tại thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam nợ gần 1.000 tỷ đồng tiền thuế

Chủ khách sạn nằm vị trí 'vàng' tại thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam nợ gần 1.000 tỷ đồng tiền thuế

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 17:17

Bên cạnh nợ thuế đất hơn 941 tỷ đồng, công ty này còn nợ thuế phí khác 500 triệu đồng.

Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam có diễn biến mới, tỉnh thành nào được ưu ái ‘chọn mặt gửi vàng’?

Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam có diễn biến mới, tỉnh thành nào được ưu ái ‘chọn mặt gửi vàng’?

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 17:16

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo thành thế kiềng 3 chân vững chắc cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Thành phố đáng sống nhất Việt Nam sắp đón loạt công trình, sản phẩm du lịch mới vào 'trái tim' thành phố

Thành phố đáng sống nhất Việt Nam sắp đón loạt công trình, sản phẩm du lịch mới vào 'trái tim' thành phố

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 17:14

Cuối năm 2023, khu vực này đã được phê duyệt quy hoạch và sẽ trở thành "trái tim" của thành phố.