TP Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vụ kinh doanh hàng lậu
(CL&CS) - Nhiều vụ kinh doanh, chứa trữ hàng lậu, hàng vi phạm trên thị trường TPHCM đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ ngay sau dịp tết Nguyên đán.
Tóm lô vải lậu trị giá hơn 1,6 tỷ đồng
Kiểm tra một số điểm chứa hàng, điểm kinh doanh hàng hóa ngay tại khu vực trung tâm TPHCM ngay sau thời điểm nghỉ tết Nguyên đán, lực lượng chức năng TPHCM phát hiện, tạm giữ nhiều hàng hóa nghi vấn nhập lậu.
Ngày 21/2/2024, Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường TPHCM phối hợp với Công an và UBND phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM kiểm tra tại Công ty TNHH B.Y.F.A.S trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, TPHCM và điểm chứa trữ hàng hoá của công ty này tại một căn hộ thuộc chung cư 40E đường Ngô Đức Kế, phát hiện số lượng lớn hàng hóa gồm 93 váy đầm, áo may sẵn các loại, không ghi xuất xứ, không dán tem CR, chưa qua sử dụng, tổng trị giá hàng hóa trên 920 triệu đồng; hơn 4,3 tấn vải cây các loại có lõi nhựa, giấy, gỗ không ghi xuất xứ, tổng trị giá hàng hoá trên 652 triệu đồng.
Tiếp đó, ngày 26/2, Đội Quản lý thị trường số 10, Cục Quản lý thị trường TPHCM phối hợp với Đội 6 – Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường – Công an TPHCM đã tiến hành đồng loạt kiểm tra 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại di động trên đường Ba Tháng Hai thuộc phường 7, quận 10, phát hiện 27.720 đơn vị sản phẩm hàng hóa là linh kiện điện thoại di động, không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá trên 325 triệu đồng.
Ngoài các vụ việc trên, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM 1 vụ có dấu hiệu phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trị giá tang vật vi phạm hơn 770 triệu đồng.
Chỉ tính riêng trong tháng 2/2024, thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán, lực lượng chức năng TPHCM đã kiểm tra 863 vụ chuyên ngành và liên ngành, phát hiện có 388 vụ vi phạm.
Theo Cục Quản lý thị trường TPHCM, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được lực lượng Quản lý thị trường TPHCM thực hiện xuyên suốt dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán 2024. Đặc biệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và UBND TPHCM, Cục Quản lý thị trường Thành phố chỉ đạo và triển khai đến các Đội Quản lý thị trường tập trung ngay vào công tác thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý công việc ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, đảm bảo thường xuyên giám sát chặt chẽ tình hình địa bàn, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm; đẩy mạnh phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Chủ động kiểm soát thị trường
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, qua công tác kiểm tra, xử lý của Cục Quản lý thị trường Thành phố cho thấy tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại trong thời gian qua vẫn không có dấu hiệu giảm, thể hiện rõ ở số lượng trường hợp vi phạm bắt giữ trong năm 2023 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước như: hành vi kinh doanh hàng lậu là 1.063 trường hợp vi phạm (tăng 3,4%); kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là 1.593 trường hợp vi phạm (tăng 105,81%); kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là 1.302 trường hợp vi phạm (tăng 101,23%).
Theo ông Huy, các đối tượng này đã lợi dụng địa bàn TPHCM rộng, tập trung nhiều kho hàng, bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa và dân cư tập trung đông, nhu cầu mua sắm của người dân cao, các đối tượng lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội với nhiều thủ đoạn để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tình hình vận chuyển hàng hóa nhập lậu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử, hàng điện gia dụng, thuốc lá, đường cát, mỹ phẩm, thực phẩm,… theo hướng biên giới Tây Nam về địa bàn TPHCM vẫn khá phức tạp.
Từ thực tế trên, Cục Quản lý thị trường TPHCM, Công an TPHCM sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính. Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn mới về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm. Đồng thời, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và phối hợp đấu tranh, phòng chống các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,... trên môi trường thương mại điện tử.
Đặc biệt, các Đội Quản lý thị trường phải xác định được địa bàn được phân công quản lý có trọng tâm là mặt hàng gì, hành vi vi phạm chủ yếu như thế nào, khu vực trọng điểm ở đâu để xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra đạt được hiệu quả cao.
Theo Tạp chí Hải quan
Bình luận
Nổi bật
Bị chiếm quyền điều khiển điện thoại khi truy cập vào đường link do shipper gửi
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS) - Thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng với nhiều phương thức tinh vi hơn.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:08
(CL&CS)- Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 03 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng. Những sản phẩm này cũng đã bị Bộ Y tế thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc.
Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm kém chất lượng của Công ty mỹ phẩm Nhật Việt
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:08
(CL&CS)- Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 3718/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại mỹ phẩm Nhật Việt.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.