Thứ ba, 29/11/2022, 14:05 PM

Tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

(CL&CS) - Ngày 24/11/2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị sản phẩm tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu 6 tháng cuối năm 2022 với tổng giá trị gần 400 triệu đồng.

Thông tin từ Cục QLTT tỉnh Nghệ An, ngày 24/11/2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phối hợp với các cơ quan chức năng: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế…tiến hành tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị sản phẩm với tổng giá trị gần 400 triệu đồng. Số hàng này là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu 6 tháng cuối năm 2022. Tham gia buổi tiêu hủy có đại diện của các cơ quan thông tin và truyền thông: Đài Phát thanh và truyền hình Nghệ An và các cơ quan Báo chí đến để đưa tin.

Hàng hóa bị tịch thu tiêu hủy bao gồm: Hàng điện tử, hàng gia dụng; quần áo giày dép; mỹ phẩm các loại; đồ chơi trẻ em; thực phẩm; thuốc; đường cát… Đây là các loại hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định để lưu thông trên thị trường.

Lực lượng chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm.

Lực lượng chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm.

Hàng hóa được tiêu hủy theo hình thức cơ học, dưới dự giám sát của các thành viên Hội đồng tiêu hủy và đại diện các đơn vị liên quan. Hàng hóa sau khi phá dỡ hình dạng ban đầu được đơn chuyên dụng về xử lý rác thải phân loại và đưa về xử lý theo quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường

Tổng giá trị hàng hóa gần 400 triệu đồng.

Tổng giá trị hàng hóa gần 400 triệu đồng.

Hoạt động tiêu hủy nhằm tuyên truyền tới người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh về sự nguy hại của việc sản xuất, kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Qua đó giúp nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tới, Cục QLTT Nghệ An tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát gắn với việc tuyên truyền phát tờ rơi, ký cam kết không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng giả mạo, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia về mực in nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia về mực in nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS)- Sáng 14/5 tại Hà Nội, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) đã tổ chức Hội nghị Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13928:2023 về các yêu cầu chung đối với mực in sử dụng trên bao bì thực phẩm.

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:21

(CL&CS) - Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nháy ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và trở thành nỗi lo đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc hiện được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng cường áp dụng. Qua đó, góp phần bảo vệ thương hiệu, uy tín của sản phẩm và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:44

(CL&CS)- Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết về chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, từ đó góp phần nâng cao uy tín thương hiệu.