Thứ tư, 04/12/2024, 13:50 PM

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với thân rễ cây cốt toái bổ dược liệu

(CL&CS) - Khi sử dụng thân rễ cốt toái bổ làm dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Ở Việt Nam, cốt toái bổ phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Tên gọi khác của cốt toái bổ là tổ rồng, hầu khương, tắc kè đá, thân khương, tổ phượng. 

Cây sinh trưởng và duy trì nòi giống bằng cách phát tán bào tử. Phần thân rễ có khả năng phân nhánh và mọc nhiều chồi nên rất khó phân biệt được từng cá thể. Do trữ lượng trong tự nhiên hạn chế, lại thường xuyên bị khai thác triệt để nên nguồn cung cốt toái bổ dần cạn kiệt và chúng đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, cần được lưu ý bảo tồn. 

Những nghiên cứu mới cho thấy thành phần trong cốt toái bổ có tổng cộng tới 369 hợp chất đã được phát hiện, có ít hơn 50 hợp chất khi không phân tách. Trong đó có các chất chống oxy hóa như: Flavonoid, proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans.

Phần thân và rễ phơi khô của cây cốt toái bổ được sử dụng làm thành phần trong nhiều bài thuốc Nam. Cốt toái bổ là vị thuốc rất tốt cho can thận, xương khớp. Cây được dùng để điều trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư.

Mặc dù sử dụng cốt toái bổ làm dược liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng nên lưu ý không dùng cho người âm hư, huyết hư, không dùng cốt toái bổ cho các trường hợp thiếu âm kèm nhiệt nội và các triệu chứng ứ máu. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Đặc biệt khi dùng thân rễ làm chế biến và bảo quản thành dược liệu nên tuân theo những yêu cầu tại Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 4: Dược liệu và thuốc từ dược liệu- yêu cầu đối với thân rễ cây cốt toái bổ họ dương xỉ do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 

5

Cốt toái bổ làm dược liệu có thể hỗ trợ nhiều bệnh khác nhau như thận hư, xương khớp...Ảnh minh họa

Theo hướng dẫn tại tiêu chuẩn này thì khi sử dụng thân rễ cốt toái bổ làm dược liệu phơi hay sấy khô đều có thể thu hoạch quanh năm. Nên lấy thân rễ, bỏ tạp chất, cắt bỏ lá hứng mùn và lá mang bào tử, phơi hoặc sấy khô. Các đoạn thân rễ có thể phân nhánh, cong queo, hoi dẹt, dài 10 - 20 cm, rộng 1 - 2,5cm, dày 0,3 - 1,0cm, mặt ngoài phủ dày đặc lông màu nâu đến nâu tối. Sau khi loại bỏ lông dạng vảy, mặt ngoài dược liệu có màu nâu đậm, nhiều vết sẹo tròn là vết tích của gốc lá. Dược liệu chất cứng, mặt cắt ngang màu nâu hay nâu nhạt, rải rác có các đốm tròn màu vàng. Vị nhạt và hơi se.

Loại dược liệu bên ngoài có màu nâu, bẻ ra bên trong có màu nâu sáng (ánh hồng), không có tạp chất, không mốc mọt là loại tốt. Biểu bì có 1 đến 2 hàng tế bào, có phủ một lớp cutin, màu vàng nâu. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn hay bầu dục tương đối đều đặn, có màng nhăn nheo lượn sóng. Nhiều trụ giữa, nằm rải rác trong mô mềm. Mỗi trụ giữa gồm có trụ bì bao bọc, bên trong là libe và gỗ.

Màu nâu, dưới ánh sáng tử ngoại 366 nm có ánh hơi vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy: Những mảnh biểu bì vàng sẫm, mảnh mô mềm mỏng hơn, gồm những tế bào hình đa giác không đều. Mạch gỗ hình thang, tương đối ít. Rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng.

Yêu cầu khi thử nghiệm nên sử dụng phương pháp sắc ký lỏng đảm bảo ở nhiệt độ không quá 13,0%, Tạp chất khác: Không quá 1,0 %. Tỷ lệ thân rễ non không quá 10,0%. Tro toàn phần không quá 8,0%. 

Chất chiết được trong dược liệu nên tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Không ít hơn 20,0% chất chiết được trong nước và không ít hơn 16% chất chiết được trong ethanol 50% tính theo dược liệu khô kiệt. Định lượng Dung dịch chuẩn hòa tan naringin chuẩn trong methanol để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 60μg/ml.

Chế biến dược liệu thái lát sau đó rửa sạch, nếu muốn hết lông thì cạo hết lông bám ở ngoài hoặc có thể dùng lửa (thường dùng đèn xì) đốt cho cháy hết các lông, vảy màu nâu ở vỏ, sau đó cạo sạch, thái lát, phơi khô dùng sống. Các phiến mỏng dài, mặt cắt có màu nâu hay nâu nhạt, rải rác có các đốm tròn màu vàng. Bên ngoài màu nâu sậm, đôi khi còn sót lông màu nâu. Vị nhạt và hơi se.

Bảo quản dược liệu chưa chế biến: Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt. Dược liệu đã chế biến trong đồ đựng kín, để nơi khô, dược liệu dễ mốc, hạn dùng 30 ngày. Dược liệu thu được có tính vị, quy kinh vị đắng, chát, tính ấm. Vào kinh thận, can.

ĐỂ BIẾT THÊM NỘI DUNG TOÀN VĂN CỦA TIÊU CHUẨN TCVN SỬA ĐỔI 1:2024 TCVN I-4:2017 VỀ THÂN RỄ CỐT TOÁI BỔ LÀM DƯỢC LIỆU 

VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Đ/c: Số 8, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 37562608/ 37564268

Email: ismq@tcvn.gov.vn

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với thân rễ cây cốt toái bổ dược liệu

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với thân rễ cây cốt toái bổ dược liệu

sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 13:50

(CL&CS) - Khi sử dụng thân rễ cốt toái bổ làm dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 13:55

(CL&CS) - Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) gắn liền và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH). Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, ngành TCĐLCL đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của đất nước. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động TCĐLCL trước những đòi hỏi ngày càng cao của bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), ngành TCĐLCL đã và đang không ngừng nỗ lực, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu thay đổi và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế vận hành theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với vỏ thân mộc hoa trắng dược liệu

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với vỏ thân mộc hoa trắng dược liệu

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 13:55

(CL&CS) - Cây mộc hoa trắng từ lâu đã được dùng làm cây dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau tại Việt Nam. Xong để làm dược liệu cần tuân thủ những yêu cầu về chế biến, bảo quản theo tiêu chuẩn.