Thứ bảy, 29/05/2021, 19:53 PM

Tích cực tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(CL&CS)- Tập trung triển khai nội dung về truyền thông, kết nối cung cầu, xây dựng hệ thống phân phối với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” để tạo điều kiện đưa các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh, đạt chất lượng toàn cầu đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước nhằm đạt mục tiêu giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các kênh phân phối truyền thống; giữ doanh thu bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước.

Phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết, nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng Việt Nam, từ đó tạo chuyển biến về ý thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cần hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp ngành Công Thương, nâng cao vị thế của hàng Việt Nam, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp để tập trung phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông và triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa; kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 gây ra;

0419_CVD_0699_copy

Tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; Nâng cao tính kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng; kết nối cung cầu gắn kết liên ngành: Du lịch - Thương mại, Công nghệ thông tin - Thị trường trong nước và một số ngành dịch vụ khác; Hỗ trợ đưa hàng Việt Nam từ nông thôn ra thành thành thị; Gắn kết với các điểm du lịch để phát triển kinh tế ban đêm…

Ngoài ra, chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế và tạo thuận lợi phát triển mạnh thương mại điện tử; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chuyển đổi số hóa doanh nghiệp, ứng dụng phương thức phân phối hiện đại để tăng cường tiêu thụ hàng hóa, kết nối giữa thị trường trong nước và quốc tế; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử và tăng cường quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu của Đề án là phát triển thị trường trong nước nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi: “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, đồng thời lồng ghép vào Chương trình hành động hàng năm của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị về phát triển kinh tế - xã hội để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.

Bệnh cạnh mục tiêu của Đề án thì Đề án cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp, chính sách phát triển chủ yếu gồm: Giúp thay đổi về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt Nam; hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt Nam; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Việc tiếp tục triển khai Đề án trong giai đoạn 2021-2025 sẽ nối tiếp những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2014-2020 và góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 với nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ thị trường phân phối trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển và phù hợp với các cam kết quốc tế và Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước, trong đó nhấn mạnh: Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đặc biệt là Kết luận số 107-KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

20.000 Thầy thuốc trẻ sẽ tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho dân

20.000 Thầy thuốc trẻ sẽ tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho dân

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:15

(CL&CS)- Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 có chủ đề thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:05

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Công Thương ban hành văn bản về việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.

Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:03

(CL&CS)- Tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP. Trong đó, TP Hà Nội tiếp tục đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.