Thứ năm, 12/08/2021, 19:27 PM

Thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn

(CL&CS) - Ngày 11/8/2021, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan gồm Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng đại diện các Sở ban ngành liên quan các tỉnh, thành phố.

Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp của các hộ sản xuất kinh doanh sẽ được hỗ trợ quảng bá sản phẩm, giao dịch mua bán trên 2 sàn thương mại điện tử: Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và voso.vn của Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel.

Theo đại diện Bộ TT&TT, việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các sàn TMĐT là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã… trong việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, tại Nghị quyết của Chính phủ, cũng như tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã có định hướng thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi công nghệ tiên tiến của nền cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chương trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu. Kế hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C đạt 35 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng trung bình là 25%/1 năm, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Với chủ trương và quan điểm quản lý của Đảng và Chính phủ là quản lý đồng thời với việc thúc đẩy và phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp lớn đã được phê duyệt tại Quyết định 645/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ. Theo đó: Hoàn thiện thể chế chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam; nâng cao năng lực quản lý và đấu tranh chống các hành vi gian lận trong thương mại điện tử;  các giải pháp xây dựng thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại điện tử và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng trong thương mại điện tử; tăng cường hệ thống hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử bao gồm: hạ tầng logistics thương mại điện tử, hạ tầng thanh toán thương mại điện tử; và nhóm giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng chủ lực, đồng thời mở rộng tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS phát biểu tại Hội nghị

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS phát biểu tại Hội nghị

Căn cứ vào các chủ trương và kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bà Nguyễn Thị Minh Huyền cũng đề nghị Bộ TT&TT bổ sung vai trò của Bộ Công Thương trong hoạt động phối hợp liên Bộ, cụ thể bao gồm: xây dựng chính sách phát triển thương mại nói chung và thương mại điện tử tại Việt Nam; xây dựng hạ tầng hỗ trợ cho thương mại điện tử bao gồm: hạ tầng logistics và hạ tầng thanh toán thương mại điện tử; giám sát hoạt động thương mại điện tử để đảm bảo môi trường phát triển thương mại điện tử lành mạnh, thúc đẩy tiêu thụ nội địa và xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Với vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đang triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo việc lưu thông hàng hóa thông qua thương mại điện tử, cụ thể như việc lên phương án kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu, tăng cường nguồn cung hàng hóa, giảm áp lực cho các tỉnh thành trong thời gian giãn cách, cũng như đề xuất các địa phương tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên giao hàng thương mại điện tử được phép hoạt động. Cục cũng đã có những báo cáo, đề xuất kịp thời với Ban chỉ đạo, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo lưu thông hàng hóa, trong đó có mặt hàng nông sản và rau củ quả tươi sống.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố nhất là khu vực phía Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã chủ động phối hợp với các sàn thương mại điện tử triển khai các chương trình đặt hàng nông sản, hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống tạo điều kiện mua sắm cho người dân trên các kênh trực tuyến như Chương trình “Đi chợ tại nhà” hay “Tuần lễ Nông sản Việt” của sàn thương mại điện tử Sendo, chương trình “Thực phẩm bình ổn” của ShopeeFarm; “Đi chợ Online” trên Lazada hay các chương trình kết hợp đặt hàng online-offline trên sàn thương mại điện tử Voso và Postmart.

3

Theo ông Nguyễn Khắc Lịch – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Lạng Sơn, là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai Kế hoạch 1034, Lạng Sơn đã bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Nhiều hộ gia đình đã tiên phong trong việc mở rộng kinh doanh trên nền tảng số.. Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Lịch cũng đề xuất 2 sàn cần nâng cấp công nghệ để phù hợp hơn với tình hình thực tế tại tỉnh, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, chú ý đến việc xây dựng thương hiệu cho từng hộ gia đình… Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn cũng báo cáo tới Hội nghị về việc đứt gãy chuỗi bán hàng do dịch bệnh diễn biến phức tạp và giãn cách xã hội tại các địa phương là thị trường tiêu thụ của mặt hàng na khi đã vào vụ thu hoạch.

Đại diện Sở TT&TT tỉnh Hưng Yên cho biết: Hiện nay sản phẩm chủ lực của tỉnh là nhãn lồng đang vào mùa vụ chính. Các nhà vườn cũng đang tìm các phương thức kết nối để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Hưng Yên đang gặp một số khó khăn, vướng mắc như thói quen của bà con nông dân chủ yếu là buôn bán qua thương lái, kỹ năng bán hàng qua các sàn thương mại điện tử còn hạn chế. Đại diện Sở TT&TT Hưng Yên đề xuất các sàn thương mại điện tử cần bố trí lực lượng hỗ trợ tại chỗ để hướng dẫn bà con nông dân các kỹ năng như đăng ký tài khoản, đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; bên cạnh đó phối hợp với các Sở Công Thương, TT&TT, NN&PTNT trong hoạt động đào tạo kỹ năng, hướng dẫn bà con cách thức bán hàng và quảng bá sản phẩm đến người dân trong nước và cả nước ngoài thông qua môi trường số. Tỉnh Hưng Yên cũng đề nghị các sàn tích cực phối hợp với các Sở ngành liên quan lên danh sách các hộ, Hợp tác xã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ, khảo sát đặc tính sản phẩm của địa phương, từ đó thống nhất các phương án đóng gói, lưu thông hàng hóa, trước mắt là đối với sản phẩm nhãn Hưng Yên kịp thời, theo đúng mùa vụ.

Đại diện Sở TT&TT tỉnh Đăk Lăk bày tỏ sự quan tâm tới môi trường thanh toán cho bà con nông dân, để đảm bảo an toàn cho bà con, vì đối với đặc thù của tỉnh, bà con nông dân ở vùng sâu vùng xa, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh rất thấp, do đó, việc thực hiện thanh toán trực tuyến sẽ rất khó khăn.

Cũng tại Hội nghị, các địa phương đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các ngành chức năng tiếp tục chỉ đạo tổ chức tập huấn, hỗ trợ tại chỗ để hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp các kỹ năng, cách thức đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; có biện pháp giải quyết tình trạng đứt gãy khâu vận chuyển đến người mua đối với những thị trường chủ lực đang thực hiện giãn cách xã hội.

Thanh Mai

Bình luận

Nổi bật

Khẩn trương luật hóa hoạt động của xe điện 4 bánh

Khẩn trương luật hóa hoạt động của xe điện 4 bánh

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:45

(CL&CS) - Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đã ban hành một số quy định tạm thời về tổ chức, quản lý việc sử dụng loại xe điện 4 bánh nhằm bảo đảm an toàn giao thông và trật tự đô thị; đăng ký, cấp, thu hồi biển số xe.

Quản lý rủi ro theo ISO 31000: Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Quản lý rủi ro theo ISO 31000: Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:15

(CL&CS) - Quản lý rủi ro theo ISO 31000 là một trong những giải pháp quan trọng giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

Thuận lợi, khó khăn khi triển khai áp dụng ISO 22301 tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS) - Việc hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục theo ISO 22301 cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hiện nay.