Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
(CL&CS) - Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Làng nghề nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ
Thời gian qua, để nâng cao nhận thức về chuyển đổi "xanh" cho người dân và các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức, xây dựng nhiều chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng cho các ngành sản xuất sản phẩm tại làng nghề như ngành sơn mài, ngành mây tre đan… Tận dụng sự hỗ trợ ấy, nhiều doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống đã nhanh chóng đổi mới công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường, qua đó nâng cao thu nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ) được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. (Ảnh: Đ.Đ)
Trước đây, mỗi ngày, làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm) tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải ra môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn... Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, bên cạnh việc Sở Công Thương Hà Nội triển khai chương trình xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành gốm sứ tại Bát Tràng; các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gốm tại làng nghề gốm sứ nổi tiếng này cũng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ nung gốm từ lò than, lò gas truyền thống, sang lò gas hiện đại.
Theo nghệ nhân Hà Thị Vinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, nhờ sự chủ động trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ, đến nay, làng gốm Bát Tràng đã có gần 1.000 hộ sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng, góp phần làm giảm phần lớn lượng phế phẩm so với lò than. Công nghệ lò gas cải tiến không chỉ bảo đảm môi trường làng nghề xanh hơn, mà còn giúp các cơ sở, doanh nghiệp giảm tiêu hao năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế.
Cũng nhận được sự hỗ trợ qua chương trình xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành gốm sứ từ Sở Công Thương Hà Nội, tại làng nghề gốm cổ Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm), nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng cơ sở sản xuất theo hướng “xanh hóa” để nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Cụ thể, các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề tham gia chương trình được thụ hưởng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ, thường xuyên được phổ biến, cập nhật các tiêu chuẩn sản xuất xanh và bền vững, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Tương tự như các làng nghề gốm truyền thống ở huyện Gia Lâm, nhờ chuyển đổi “xanh”, một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã thu được nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Trước đây, khi chưa áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt. Tuy nhiên, khi thực hiện sản xuất sạch hơn, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh, doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt là giảm phát thải ra môi trường.
Tạo ưu thế qua các chuỗi kết nối sản xuất, tiêu dùng
Ô nhiễm môi trường lâu nay vẫn luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt, ô nhiễm môi trường trong làng nghề lại càng phức tạp và khó khăn hơn, bởi các làng nghề truyền thống đa phần có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Chính vì vậy, việc phát triển lưu giữ giá trị làng nghề gắn với bảo vệ môi trường không dễ thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trong xu thế hiện nay nếu muốn sản phẩm mỹ nghệ, thủ công vươn xa thì sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu.
Để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý nước thải tại các làng nghề; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý nguồn nước thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường nước đạt hiệu quả…
Trước những khó khăn, vướng mắc tại các làng nghề, để các chương trình, đề án hỗ trợ ứng dụng công nghệ xanh, sạch vào sản xuất phát huy hiệu quả, thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) đã tiến hành khảo sát, chọn lựa kỹ lưỡng các đối tượng thụ hưởng, những đề án mang tính khả thi. Trong đó, ưu tiên các đề án có quy mô và sức lan tỏa lớn, nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư dây chuyền, thiết bị mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, đơn vị thường xuyên tổ chức tập huấn về sản xuất sạch hơn, tiêu dùng bền vững, giới thiệu, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp thông qua kiểm toán năng lượng tại các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề; tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật giúp các cơ sở xây dựng và thực hiện các giải pháp sản xuất xanh, sạch, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Với mục tiêu đến năm 2030, bảo đảm 100% các làng nghề trên địa bàn Thành phố được công nhận, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường; khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề… theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, cần thiết quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch lồng ghép hoạt động du lịch với sản xuất nghề; quy hoạch tập trung theo mô hình các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Trong đó, nội dung quy hoạch bao gồm quy hoạch lại không gian sản xuất, quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý chất thải; xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như giảm thuế, phí đối với cơ sở thực hiện tốt bảo vệ môi trường và các cơ sở có đầu tư bảo vệ môi trường, hay hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập quỹ bảo vệ môi trường.
Trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động, chương trình, đề án nhằm hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng; ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có đầu tư công nghệ, có sản phẩm thân thiện với môi trường. |
Theo Lao động thủ đô
Bình luận
Nổi bật
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/04/2025, 10:08
(CL&CS) - Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Cách 'kỳ quan lãi kép' giúp khách hàng VPBank 'tiền sinh tiền, lời sinh lời'
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/04/2025, 10:08
Albert Einstein từng gọi lãi kép là "kỳ quan thứ tám của thế giới" và tin rằng “Ai hiểu được nó sẽ kiếm được tiền từ nó”. Ngày nay, nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, sự sáng tạo và thấu hiểu nhu cầu tài chính của khách hàng, VPBank đã mang sức mạnh kỳ diệu của lãi kép đến gần hơn với mọi người – chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng VPBank NEO.
Dự báo năm 2025, giá nhà liền thổ sẽ tăng 8%
sự kiện🞄Thứ năm, 10/04/2025, 18:06
Mới đây, CBRE Việt Nam đã công bố báo cáo quý I/2025 về thị trường nhà liền thổ tại Hà Nội. Theo đó, CBRE dự báo, giá nhà sơ cấp liền thổ tại Hà Nội có xu hướng tăng 8% trong năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.