Khuyến khích thiết kế sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường hội nhập
(CL&CS) - Việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã góp phần nâng cao ý thức cho những làng nghề truyền thống tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa gìn giữ được những bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước đồng thời có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế.
Thủ đô Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã. Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề phổ biến ở mức 4-5,5 triệu đồng/lao động/tháng.
Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), trong những năm qua, sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) luôn nằm trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của nước ta. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính ở Châu Á và chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc. Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Bên cạnh đó là các thị trường Nhật Bản, EU (đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan), Australia, Hàn Quốc...
Việc Việt Nam tham gia vào mạng lưới FTA thế hệ mới, nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu nói chung, trong đó có xuất khẩu sản phẩm TCMN.
Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội cho biết, mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh, song ngành thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội cũng giống nhiều nơi trên cả nước, đang gặp không ít thách thức, khiến nghề này chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Trong số 1.350 làng nghề của Hà Nội, chỉ có 207 làng nghề đang phát triển, 543 làng nghề đã bị mai một và hàng trăm làng nghề có dấu hiệu mai một.
Để ngành hàng TCMN tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu thị trường hội nhập hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường, ngành Công Thương Hà Nội cũng luôn chú trọng đến công tác đào tạo nghề bằng hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề, chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Đồng thời chú trọng đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp nhu cầu thị hiếu của khách hàng và tiêu chí của các thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Đặc biệt trong năm 2024, với chủ đề “Thiết kế sáng tạo - Hội tụ tinh hoa”, cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội năm 2024 đã thu hút 183 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân tham gia dự thi với tổng số 423 sản phẩm/bộ sản phẩm, được chia thành 6 nhóm gồm: Nhóm Gốm sứ với 104 sản phẩm/bộ sản phẩm; Nhóm sơn mài với 43 sản phẩm/bộ sản phẩm; Nhóm mây tre, giang đan, guột tế có 47 sản phẩm/bộ sản phẩm; Nhóm khảm trai, sừng, gỗ mỹ nghệ có 80 sản phẩm/bộ sản phẩm; Nhóm thêu ren, lụa tơ tằm có 47 sản phẩm/bộ sản phẩm; Nhóm đồng, đá và sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác với 102 sản phẩm/bộ sản phẩm. Sự sáng tạo ở mỗi sản phẩm được tạo ra trên nền tảng cốt lõi của mỗi nghề thủ công mỹ nghệ, với những chất liệu mới, sự kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu trên một sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế tạo ra những mẫu mã độc, lạ, nổi bật, có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, cùng những hoa văn, họa tiết và màu sắc độc đáo, đa dạng mục đích sử dụng, thân thiện với môi trường.
Chẳng hạn như ở nhóm sản phẩm dệt - lụa tơ tằm - thêu ren, các mẫu sản phẩm có thiết kế mới dựa trên các điển tích các tác phẩm hội hội họa mang đậm nét truyền thống của Hà Nội. Các tác giả đã tỉ mỉ với từng đừng kim mũi chỉ, cách pha màu, chuyển mẫu tinh tế tạo ra những tác phẩm chân thực sống động. Chất liệu tơ tằm thiên nhiên qua bàn tay xử lý chau chuốt của người thợ nhuộm ra từng sợi tơ với các màu sắc khác nhau mềm mại, óng ánh, không phai, không độc hại cho người sử dụng, được kết hợp các màu sắc khác nhau trên cùng một sản phẩm tạo ra sự độc đáo cho mỗi sản phẩm. Trong khi đó, nhóm sản phẩm gốm sứ thiết kế mới được tạo hình sáng tạo kết hợp truyền thống và hiện đại, có tính nghệ thuật ứng dụng cao, chất liệu đất cùng bí quyết riêng về nước men được qua lửa tạo ra các tác phẩm nghệ thuật với chất men, màu men độc đáo, đặc sắc, riêng biệt.
Việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã góp phần nâng cao ý thức cho những làng nghề truyền thống tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa gìn giữ được những bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước đồng thời có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế./.
Hoàng Hiệp
Bình luận
Nổi bật
59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:07
(CL&CS)- Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.
Nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:22
(CL&CS) - Ngày 12/11, tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 8 chất vấn về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới việc phải nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khuyến khích thiết kế sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng yêu cầu thị trường hội nhập
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã góp phần nâng cao ý thức cho những làng nghề truyền thống tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa gìn giữ được những bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước đồng thời có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.