Thị trường trái phiếu đã xuất hiện những tín hiệu khởi sắc ngay trong những tháng đầu năm

Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 02/05/2024, có 13 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 13.940 tỷ đồng trong tháng 4/2024.

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tính đến tháng 4/2024 (Nguôn: VBMA)

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tính đến tháng 4/2024 (Nguôn: VBMA)

Lũy kế từ đầu năm đến nay, có 31 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 29.050 tỷ đồng và 6 đợt phát hành ra công chúng trị giá 8.878 tỷ đồng. Trong số các đợt phát hành riêng lẻ, các trái phiếu đã được xếp hạng tín nhiệm chiếm 7,5% giá trị.

Trong tháng 4, các doanh nghiệp đã mua lại 12.001 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 9 tháng còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 183.484 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 73.784 tỷ đồng, tương đương 40,2%. Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 1 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi mới trong tháng với giá trị 47 tỷ đồng và 12 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.

Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch TPDN riêng lẻ trong tháng 4 đạt 68.406 tỷ đồng, giảm 25% so với tháng 3/2024. Hầu hết các trái phiếu được giao dịch nhiều nhất đều do nhóm ngân hàng thương mại phát hành.

Trước đó, VBMA cũng đã công bố thông tin về thị trường trái phiếu trong quý I/2024. Đơn vị này cho biết, trong quý 1/2024, có 5 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng trị giá 7.877 tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng giá trị phát hành; và 18 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 15.110 tỷ đồng, chiếm 65,7%. Tỷ trọng phát hành ra công chúng đang có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây và nhảy vọt trong quý 1/2024, từ 4,1% trong năm 2021 lên 34,3%. Kể từ khi các quy định nới lỏng điều kiện phát hành và tiêu chuẩn nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp của Nghị định 08 hết hiệu lực từ đầu năm, hoạt động phát hành diễn ra ảm đạm hơn nhiều so với 2 quý cuối năm 2023.

Tỷ trọng phát hành trái phiếu theo nhóm ngành

Tỷ trọng phát hành trái phiếu theo nhóm ngành

So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị phát hành TPDN trong quý 1 giảm khoảng 21% xuống 22.988 tỷ đồng. Phần lớn trái phiếu được phát hành thuộc nhóm doanh nghiệp Bất động sản với 13.400 tỷ đồng, chiếm 58% tổng giá trị phát hành. Ngân hàng là nhóm có giá trị phát hành lớn thứ hai, đạt 4.050 tỷ đồng, tương đương 18% tổng giá trị phát hành.

Thị trường sẽ sáng hơn vào nửa cuối năm 2024

Thời gian gần đây, áp lực nợ xấu, trái phiếu đến hạn năm 2024 khiến nhà đầu tư thận trọng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng minh bạch và phát triển bền vững hơn sau khi có những thay đổi về quy định pháp lý, đem lại những tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sau nhiều thay đổi của thị trường, các nhà đầu tư có những kinh nghiệm nhất định và có xu hướng chuyển dịch về các đợt phát hành trái phiếu có chất lượng tốt. Các tổ chức phát hành đáp ứng được các yếu tố minh bạch về cung cấp thông tin luôn được ưu tiên lựa chọn với việc đáp ứng yếu tố tiếp cận đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh để giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác hơn về khả năng trả nợ và rủi ro của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Duy, Chuyên gia phân tích tài chính của VIS Ratings nhận định: “Từ tháng 1/2024, những quy định còn lại của Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã có hiệu lực, bao gồm đăng ký giao dịch bắt buộc, quy định chặt chẽ hơn đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm bắt buộc. Chúng tôi kỳ vọng, những quy định này sẽ giúp hình thành kỷ luật chặt chẽ hơn giữa tổ chức phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư, giúp nâng cao chất lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mới phát hành”.

Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings cho rằng, áp lực trả nợ các trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trên thị trường trong các tháng còn lại của năm 2024 và các năm tới là rất lớn, khoảng 210.000 tỷ đồng trong năm 2024, hơn 305.000 tỷ đồng năm 2025 và 220.000 tỷ đồng năm 2026.

Ông Minh kỳ vọng, việc từng bước cải thiện môi trường vĩ mô sẽ làm tăng các hoạt động đầu tư và nhu cầu huy động vốn dài hạn. Chủ tịch Saigon Ratings cũng đưa ra dự báo về thị trường trái phiếu, theo đó, trong các quý tiếp theo sẽ sôi động hơn, môi trường lãi suất thấp được duy trì sẽ hỗ trợ cho kênh đầu tư trái phiếu và việc thực hiện Nghị định 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu phát triển chất lượng hơn, ổn định và bền vững trong năm 2024.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

Nhiều Luật mới sẽ có hiệu lực sớm hơn dự kiến, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường ngày càng nhiều cùng tâm lý nhà đầu tư được cải thiện,..đã cho thấy những tín hiệu khởi của thị trường. Tuy nhiên, mất cân đối 'cung - cầu' vẫn là “điểm tối” của thị trường hiện tại.

Thị trường còn khó nhưng tín dụng vẫn “chảy mạnh” vào bất động sản?

Thị trường còn khó nhưng tín dụng vẫn “chảy mạnh” vào bất động sản?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

Bất chấp những khó khăn mà thị trường đang phải đối mặt, cho vay bất động sản (BĐS) là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng.

Vì sao hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang?

Vì sao hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 10:03

Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng để bảo trì, bảo dưỡng mỗi năm.