Mục tiêu thoát “khủng hoảng”, doanh nghiệp bất động sản đồng loạt mua lại trái phiếu trước hạn

Sau những biến cố liên quan đến Tân Hoàng Minh cũng như Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã khiến niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng. Với miệu tiêu thoát “khủng hoảng”, nhiều doanh nghiệp đã tập trung tất toán các lô trái phiếu.

Untitled-2

Đồng loạt tất toán trái phiếu trước hạn

Theo dữ liệu Hiệp hội thị trường trái phiếu (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 1/3/2024, có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 2/2024 với tổng giá trị 1.165 tỷ đồng.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 5.965 tỷ đồng, với hai đợt phát hành ra công chúng trị giá 2.650 tỷ đồng (chiếm 44,4% tổng giá trị phát hành) và 6 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 3.315 tỷ đồng (chiếm 55,6% tổng số).

Trong khi phát hành trái phiếu trầm lắng thì doanh nghiệp vẫn tích cực mua lại trước hạn. Trong tháng 2/2024, các doanh nghiệp đã mua lại 2.338 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55,7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).

Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 257.449 tỷ đồng. Trong đó, 38% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 98.933 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 54.496 tỉ đồng (chiếm 21%).

Trong thời gian qua, nhóm doanh nghiệp bất động sản đã khá tích cực trong việc đàm phán mua lại các lô trái phiếu giá trị lớn. Lấy đơn cử như CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Trong tháng 12/2023, doanh nghiệp này đã liên tiếp chi 421 tỷ đồng và 37,5 tỷ đồng để mua lại các lô trái phiếu PDR12101 và PDR12204, đã phát hành trong các năm 2021-2022.

Với việc mua lại các lô trái phiếu kể trên, hiện nay, Phát Đạt đã không còn nợ dư trái phiếu, trong khi trước đó vào thời điểm cuối 2022 dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp này đã đạt mức hơn 4.300 tỷ đồng. Điều này cho thấy tập đoàn đã rất nỗ lực trong việc tất toán nợ trái phiếu và tái cấu trúc tài chính kinh doanh.

Bên cạnh các doanh nghiệp bất động sản niêm yết thì các doanh nghiệp bất động sản chưa đại chúng, nhóm hút vốn trái phiếu bất động sản lớn trong giai đoạn 2018 - 2021, cũng từng bước xử lý nợ trái phiếu bằng nhiều cách: Xin ý kiến trái chủ để gia hạn kèm điều kiện tăng lãi suất, bổ sung tài sản bảo đảm, hoán đổi nợ bằng bất động sản; chia các kỳ thanh toán sau thời gian đáo hạn thành nhiều đợt cùng một số điều kiện cụ thể...

Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố mua lại trái phiếu trước hạn theo nhiều đợt hoặc tất toán với giá trị hàng nghìn tỷ đồng mỗi lô. Đa phần các trái phiếu này đáo hạn từ năm 2025 trở đi.

Ngay trong tháng đầu năm, CTCP Đầu tư Voyage công bố đã tất toán lô trái phiếu 2.300 tỷ đồng. Hay như trong tháng 3, hai công ty thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh gồm CTCP Phát triển Địa ốc Sông Tiên và CTCP Hưng Thịnh Investment đã lần lượt tất toán 1.060 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn 3 - 6 năm.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang từng bước mua lại trái phiếu trước hạn như Công ty TNHH KN Cam Ranh (chủ đầu tư Khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise ở Bãi Dài, Cam Ranh, Khánh Hòa); CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản S-Homes, CTCP Sonadezi Châu Đức, CTCP Đầu tư Du lịch Vạn Hương…

Cải thiện niềm tin của nhà đầu tư

Mặc dù luôn được coi là kênh huy động vốn lớn của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản, tuy nhiên, sau nhiều biến cố của các doanh nghiệp liên quan dường như niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường này đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Do đó, điều cần làm lúc này là phải củng cố và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu doanh nghiệp.

Theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong tháng 3/2024 (tính tới ngày 25/3), chỉ có 2 doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành công là Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển thương mại Việt An (phát hành 1.250 tỷ đồng) và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển bất động sản Hải Đăng (2 đợt phát hành tổng cộng 2.500 tỷ đồng).

Như vậy, trong 25 ngày đầu tháng 3/2024 (tính theo ngày công bố thông tin), lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành chỉ đạt vỏn vẹn 3.750 tỷ đồng, giảm 85,5% so với cùng kỳ tháng 3/2023. Lũy kế 3 tháng đầu năm nay (tính đến ngày 25/3), lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 10.715 tỷ đồng, giảm 61,5% so với cùng kỳ ngăm ngoái.

“Bong bóng” nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ “phát nổ” năm 2022 dẫn đến mối lo ngại về sự đổ vỡ dây chuyển của thị trường này trong năm 2023. Nhưng với các quyết sách kịp thời và linh hoạt, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng đã “hạ cánh mềm” trong năm 2023.

Theo ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có nhiều biến động, do ảnh hưởng của thị trường tài chính trong và ngoài nước, các vụ việc liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Ngân hàng SCB đã tác động tiêu cực đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm, doanh nghiệp hạn chế phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, với các giải pháp của Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, trong năm 2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi.

Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi, từng bước khắc phục lại niềm tin của nhà đầu tư sau sự việc Ngân hàng SCB xảy ra vào cuối năm 2022. Trong đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023 được các Hiệp hội, thành viên thị trường đánh giá cao, góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư, giãn áp lực trả nợ trái phiếu đáo hạn; đồng thời, Nghị định số 08 cũng là văn bản pháp lý tiền đề làm cơ sở để các Bộ ngành tiếp tục ban hành các văn bản nhằm tháo gỡ khó khăn ngắn hạn của thị trường tài chính.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.