Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát cảnh ảm đạm

Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường thấp dẫn tới thanh khoản kém, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 Trong tháng 8, toàn thị trường có 2.180 căn biệt thự nghỉ dưỡng mở bán, theo báo cáo của DKRA Group. Nguồn cung tăng nhẹ so với tháng trước nhưng thấp hơn 5% so với cùng kỳ 2023. Tuy vậy, thanh khoản tiếp tục giảm 22% so với tháng 7, với 25 căn được tiêu thụ, tương đương 1% nguồn cung. Những chính sách cam kết thuê, mua lại, hỗ trợ lãi suất... được áp dụng rộng rãi nhưng không mang lại hiệu quả. Giá bán biệt thự sơ cấp (chủ đầu tư mở bán lần đầu) đi ngang, giá thứ cấp (nhà đầu tư bán lại) duy trì tình trạng cắt lỗ từ 10-20%.

Với loại hình nhà phố, shophouse biển, nguồn cung trong tháng 8 đạt khoảng 2.907 căn, 100% là hàng tồn kho thuộc dự án cũ mở bán từ nhiều năm trước. Thanh khoản đứng yên khi không có một giao dịch thành công nào được ghi nhận. Giá bán sơ cấp đi ngang còn thứ cấp tiếp tục cắt lỗ 30-40%.

Condotel, dòng sản phẩm duy nhất từng có "cải thiện" thanh khoản trong quý II, cũng chỉ có 192 căn được hấp thụ trong tháng qua trên tổng số 4.826 căn mở bán. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 4%, giảm 53% so với tháng trước.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có 3.114 sản phẩm mở bán mới, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2023 nhưng mới bằng 27% của năm 2022. Khoảng 1.799 sản phẩm được giao dịch, bằng 20% cùng kỳ 2022.

Mặt bằng giá bán sơ cấp duy trì động thái đi ngang, còn ở thị trường thứ cấp vẫn ghi nhận mức giảm trung bình 15-20% so với giá hợp đồng. Thậm chí, có những dự án dù giảm sâu đến 40-50% vẫn khó bán.

Một số liệu khác từ Bộ Xây dựng cho biết, nguồn cung sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng từ đầu năm 2024 đến nay chỉ xuất hiện tại một số dự án như: Beverly Hills Hạ Long quy mô 10,8ha (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh); The Pathway (Sầm Sơn, Thanh Hóa); Sun Symphony Residence (Sơn Trà, Đà Nẵng); và dự án mới là Lagom Phu Quoc (tỉnh Kiên Giang). Tuy nhiên, chủ đầu tư các dự án này cũng vẫn có tâm lý thận trọng trong việc đẩy mạnh mở rộng nguồn cung mới, trước sự phục hồi chậm của thị trường.

Đáng quan ngại, từ đầu tháng 9/2024 bất động sản nghỉ dưỡng lại tiếp tục lâm vào tình cảnh khó khăn trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, bão lụt xảy ra gây ảnh hưởng nặng nề cho các tỉnh Bắc bộ và trung du – miền núi phía Bắc, đã khiến cho trên 80% đơn hàng đi tour và đặt phòng bị hủy hoặc dời lịch, gây ra thiệt hại nặng đến doanh thu và hoạt động của doanh nghiệp ngành dịch vụ du lịch.

“Bão số 3 (Yagi) đi qua đã để lại hậu quả nặng nề cho nhiều tỉnh khu vực miền Bắc, điều đó cũng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành dịch vụ du lịch. Thời điểm hiện tại, khi bão số 3 vừa qua và đang phải “gồng mình” khắc phục hậu quả; thì chúng ta lại phải chuẩn bị ứng phó với bão số 4, số 5. Qua thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 3 tháng tới bão đổ vào đất liền Việt Nam có thể cao hơn bình quân hàng năm. Như vậy, khó khăn sẽ càng thêm khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch và tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng” – Giám đốc Công ty Thương mại và Du lịch Nam Đăng Lê Xuân Vinh nhận định.

Dự báo về thị trường nghỉ dưỡng cuối năm, các chuyên gia cho rằng trong khoảng thời gian chờ các bộ Luật mới "ngấm", nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng chưa thể phục hồi mạnh mẽ. Vẫn sẽ có thêm doanh nghiệp ra hàng nhưng với số lượng không đáng kể và mang tính thăm dò là chính. Nguồn cung chủ yếu sẽ là loại hình cao tầng, giá trị dưới 5 tỷ.

Nhìn nhận về sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - trước đó cho rằng, khi Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực, dự kiến nguồn cung sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Thời gian tới, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có nhiều tiềm năng bởi các chủ thể tham gia thị trường quay trở lại do những tác động tích cực của các bộ luật mới.

Trong dài hạn, các chuyên gia thị trường cho rằng, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã điều chỉnh và bổ sung các quy định mới liên quan đến thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Có thể kể đến như điều tiết nguồn vốn, thẩm định giấy phép, và phân loại rõ ràng các loại hình nhà ở như condotel, officetel trong Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Đồng thời, Luật cũng nghiêm ngặt về điều kiện kinh doanh bất động sản, năng lực của các chủ đầu tư, cũng như vấn đề đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh khi các dự án được triển khai kinh doanh. Vì vậy, nguồn cung sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023 khi Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực.

Minh Thành

Bình luận

Nổi bật

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.