Thứ sáu, 23/07/2021, 08:56 AM

Thế giới cần hỗ trợ khẩn cấp COVAX phân phối vaccine COVID-19

(CL&CS) - Để đạt được mục tiêu tiêm cho 20% người dân ở 92 nước thu nhập thấp vào cuối năm 2021, COVAX vẫn cần thêm khoảng 2,8 tỷ USD nữa. Muốn góp phần đưa toàn cầu sớm vượt qua dịch bệnh COVID-19, thế giới cần hợp tác đa phương, đầu tư cho sáng kiến COVAX giúp phân phối vaccine đến nhiều nước nhanh chóng và công bằng.

Ngay từ thời điểm ban đầu, việc triển khai tiêm chủng đã mang đến nhiều hy vọng, nhưng sự không đồng đều trong chương trình tiêm chủng đã khiến nó chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Trong số 480 triệu người (6,2% dân số toàn cầu) đã được tiêm hai mũi vaccine vào cuối tháng 6, hơn một nửa là công dân Trung Quốc và Mỹ - chưa có sự đồng đều.

Trong lúc các nhà hoạt động kêu gọi sự phân phối vaccine bình đẳng hơn đến những nước chưa phát triển, sự chênh lệch khả năng tiếp cận vaccine đã đẩy lui ngày đại dịch có thể kết thúc, tạo thêm điều kiện để những biến chủng mới được tạo thành.

Nếu thế giới tiếp tục với tốc độ hiện tại, ít nhất phải đến năm 2024, nhiều nước mới có đủ nguồn cung vaccine để tiêm chủng. Trong khi đó, một số biến chủng nguy hiểm đã xuất hiện, thách thức khả năng miễn dịch của con người.

SKQT28a

Các nước trên thế giới cần nỗ lực khẩn cấp tài trợ cho COVAX phân phối vaccine đi khắp toàn cầu (Ảnh: Getty)

Trong khi Trung Quốc khẳng định tiếp tục chương trình phân phối vaccine với 250 triệu liều đã cung cấp cho những nước khác, Mỹ cũng cam kết chuyển giao 500 triệu liều chủ yếu thông qua cơ chế COVAX (là sáng kiến phân phối vaccine toàn cầu do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Vaccine Gavi và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng khởi xướng, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) là đối tác triển khai chính).

Dù quá trình chuyển giao vaccine đang được xúc tiến mạnh mẽ, thế giới vẫn cần phải đầu tư nhiều hơn nữa. Trên thực tế, chưa đầy 1% trong hàng tỉ liều vaccine được đưa đến nhiều quốc gia nghèo và cận nghèo. Còn đối với nhiều nước, việc chuyển giao chậm trễ sẽ khiến đại dịch càng nguy hiểm và gây ra nhiều thiệt hại hơn. Các đợt bùng phát sẽ kéo dài giai đoạn suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, tính đến thời điểm tháng 7/2021, thiệt hại đã vượt quá 28.000 tỷ USD.

Một số chuyên gia cho rằng, đến cuối tháng 8/2021, nếu nhiều nước giàu được tiêm phòng đầy đủ, nhưng những quốc gia nghèo vẫn chưa được tiếp cận với vaccine, nền kinh tế thế giới vẫn có thể mất thêm 9.000 tỉ USD nữa.

Tiêm chủng toàn thế giới là một yêu cầu cấp bách. Nỗ lực tài trợ COVAX trong việc phân phối vaccine cho toàn cầu sẽ giúp tăng uy tín và giá trị của doanh nghiệp. Sự phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc vào việc triển khai tiêm chủng. Đóng góp của các công ty tài trợ COVAX còn là khoản đầu tư mang đến lợi ích cả về xã hội lẫn kinh tế, là việc cấp bách mà những nước giàu có nên làm trong lúc này.

Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 09:59

(CL&CS) - Hiện các điểm tham quan, bảo tàng, khu di tích trên địa bàn Thủ đô đang tích cực đổi mới phương thức bán và soát vé tham quan thông qua hệ thống vé điện tử. Trước yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số trong ngành Du lịch, đây được xem như một giải pháp mới tạo thuận lợi cho cả 3 bên: Khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và Ban Quản lý điểm đến.

Hai trường THCS chất lượng cao của Hà Nội tuyển sinh gần 800 chỉ tiêu lớp 6

Hai trường THCS chất lượng cao của Hà Nội tuyển sinh gần 800 chỉ tiêu lớp 6

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:22

(CL&CS) - Mới đây, Trường THCS chất lượng cao Cầu Giấy và Trường THCS chất lượng cao Thanh Xuân vừa công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6 năm học 2024 – 2025. Sau khi Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam dừng tuyển sinh lớp 6, đây là hai ngôi trường được nhiều học sinh giỏi đặt mục tiêu học tập.

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp: Tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp: Tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:21

(CL&CS) - Vừa qua, Hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” đã diễn ra tại Hà Nội, đây là hội nghị số hóa đầu tiên với quy mô toàn quốc về kinh tế ngành trong năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phụ trách; nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước trong điều kiện phát triển hiện nay.