Thứ ba, 24/05/2022, 16:27 PM

Thái Nguyên: Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

(CL&CS) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung theo yêu cầu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại Công văn số 2553/BTNMT-TNN ngày 13/5/2022, về tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

Theo kết quả điều tra để thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện: Tổng trữ lượng tài nguyên nước dưới đất dự báo trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 189,3 triệu m3/ngày (nước nhạt); khoảng 61,4 triệu m3/ngày (nước mặn) và thuộc loại lớn so với khu vực. Tuy nhiên, hiện chỉ có các khu vực đồng bằng, đồng bằng ven biển và khu vực Tây Nguyên là có điều kiện thuận lợi để khai thác nước dưới đất tập trung, với quy mô lớn.

nuocsinhhoat2532020

Hình minh họa

Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc ước tính khoảng 10,5 triệu m3/ngày/đêm (chiếm khoảng 17,2% trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác). Nguồn nước dưới đất được khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt (đô thị, nông thôn); khai thác để phục vụ một số mục đích khác như: Tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.

Mặc dù tổng lượng khai thác nước dưới đất so với tiềm năng chưa lớn, song việc khai thác nước dưới đất ở nước ta thời gian qua thường tập trung với lưu lượng lớn, bố trí công trình khai thác nước chưa hợp lý tại các khu vực đô thị lớn đã gây suy giảm mực nước dưới đất với tốc độ nhanh, liên tục, cục bộ trong các tầng chứa nước.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5-2 tỷ m3, nguồn nước chủ yếu cấp cho thành phố Thái Nguyên và một số thành phố khác của tỉnh là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu, sông Công do các nhà máy nước cung cấp, ngoài ra nhiều hộ gia đình trong tỉnh vẫn dùng nước giếng khoan hoặc nước giếng khơi để sinh hoạt ăn uống. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự phát triển nhanh của công nghiệp nên nhu cầu sử dụng nước của Thái Nguyên cũng ngày một cao.

Để quản lý tốt nguồn nước ngầm, thời gian qua, Thái Nguyên đã chú trọng, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thông qua việc khoanh định, thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất, rà soát xử lý, trám lấp các giếng không sử dụng và kiểm soát các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, qua đó đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng hạ thấp mực nước dưới đất quá mức cũng như gây ô nhiễm và sụt lún bề mặt đất ở các khu vực đô thị.

Để tăng cường hơn nữa trong công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung theo yêu cầu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại Công văn số 2553/BTNMT-TNN ngày 13/5/2022, về tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Kịp thời tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Cụ thể: Cần tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất theo Luật Tài nguyên nước (Điều 35) quy định tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.

Đồng thời, quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất và ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý tài nguyên nước khoanh định các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nước dưới đất.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành các Thông tư: số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất; số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng nhằm quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất quý giá đang có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt. Trên cơ sở đó, rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 72.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng nước ngày càng suy giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật mới về nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 09:53

(CL&CS) - Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa phối hợp với Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) và các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc để phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.

Đà Nẵng: Không để thiếu nước sạch trong dịp hè 2024

Đà Nẵng: Không để thiếu nước sạch trong dịp hè 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 08:24

(CL&CS) - Trước tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Đà Nẵng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch trong thời gian đến, nhất là dịp cao điểm 30/4 - 1/5 và mùa hè năm 2024.