Dữ liệu cũ
Thứ ba, 06/12/2016, 10:46 AM

Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nước quốc gia

(NTD) - Hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM đang phải đối mặt với việc khai thác nước ngầm quá mức, vượt quá khả năng tái tạo, một số nơi đã bị cạn kiệt, gây sụt lở đất. Nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước đang là thách thức lớn đối với Việt Nam.

Để bảo đảm nguồn cung cấp nước bền vững, cần có cách tiếp cận tổng thể quản lý nguồn tài nguyên nước quốc gia. Riêng đối với ngành cấp nước đã đến lúc phải có những hệ thống cấp nước liên tỉnh, liên vùng dựa trên sự sẵn sàng của những nguồn nước bền vững.

55
Các doanh nghiệp giới thiệu các công nghệ về cấp nước, xử lý nước tại triển lãm VietWater lần 8.

Nỗi lo về chất lượng nước

Nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng, trong thời gian qua, hệ thống cấp nước ở các đô thị Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng. Nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhiều dự án với vốn đầu tư trong nước, vốn tài trợ của Chính phủ, tổ chức Quốc tế đã và đang được triển khai. Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập, đơn cử như tỷ lệ cấp nước còn rất thấp, công suất thiết kế ở một số nơi chưa phù hợp với thực tế, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước vẫn còn cao; Chất lượng nước cũng là một vấn đề nan giải đối với các đô thị. Tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của con người đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Tình trạng xả nước thải không qua xử lý ra sông hồ - nơi cũng là nguồn cung cấp nước không được kiểm soát. Tại nhiều địa phương hàng ngàn, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang là nguồn gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác. Công tác quản lý khai thác nguồn nước mặt và nước ngầm chưa được các cấp, ngành quan tâm thích đáng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Duy Hưng, chuyên gia cao cấp chương trình nước thuộc Ngân hàng Thế giới cho biết, ngoài những bất cập nêu trên ngành cấp thoát nước còn đang phải đối mặt với những bất cập như tiến độ chậm trễ thường có tình trạng “giải ngân theo biểu đồ chữ J”. Lý do chính là do thời gian đấu thầu và giải phóng mặt bằng kéo dài, thay đổi lớn về thiết kế, chi phí dự toán thấp so với thực tế và năng lực của đơn vị thực hiện còn thấp. Thiếu nguồn lực để tăng cường năng lực cho cơ quan có thẩm quyền liên quan và các đơn vị cung cấp dịch vụ; hợp tác công tư và sự tham gia của khối tư nhân còn nhiều vấn đề vì chưa có được tính bền vững về tài chính và kỹ thuật.

53
Chính phủ đã xem bảo vệ nguồn nước là một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam.

Đồng bộ các giải pháp

Theo ông Cao Lại Quang, Chủ tịch hội cấp thoát nước Việt Nam thì biến đổi khí hậu đang diễn ra sớm và mạnh hơn so với dự báo, nhất là El Nino từ năm 2014 đến giữa năm 2016 kéo dài kỷ lục. Hệ quả là giảm mưa, làm suy giảm dòng chảy, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, trong khi đó, nhu cầu nước ngày càng tăng cao. Vì vậy, cần giải quyết vấn đề tài nguyên nước, bảo đảm khai thác, sử dụng bền vững đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Ngoài các giải pháp có tính nội bộ trong nước, cần tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn sớm, để kịp thời có các giải pháp mang tính chủ động. Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước.

Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết: Hiện nay lĩnh vực cấp thoát nước của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập chưa theo kịp với tốc độ đô thị hóa nhanh, và sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng như yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng. Vì vậy Chính phủ đang tập trung ưu tiên đầu tư mạnh hơn cho lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.

Chính phủ đã phê duyệt các định hướng, chiến lược, quy hoạch, nhiều chương trình quốc gia, cơ chế chính sách để tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư mới, cải tạo hệ thống cấp thoát nước tại đô thị. Để có thể thực hiện được quản lý nước bền vững cho các khu đô thị, chủ đầu tư phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nước đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái, lợi ích lâu dài trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cần thiết xem xét, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn thiết kế thoát nước cho phù hợp với điều kiện từng địa phương của Việt Nam, đặc biệt là để ứng phó với biến đổi khí hậu. Áp dụng triệt để phương thức tiếp cận tổng hợp, quản lý theo lưu vực. Thoát nước, xử lý nước thải, cũng như các vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị khác cần được giải quyết một cách đồng bộ, và cần lồng ghép từ khâu quy hoạch để giảm chi phí.

54
Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng chia sẻ các giải pháp bảo vệ nguồn nước tại triển lãm nước 2016.

Tin & ảnh: Nhã Vy

 

NTD So 77 (284)_Page_04
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.