Thứ tư, 15/09/2021, 14:28 PM

Thái độ của Chính quyền quan trọng hơn sự hỗ trợ của Chính phủ

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng :“Việt Nam cũng phải thay đổi chiến lược theo xu thế mới. Nếu cứ đóng cửa phong tỏa suốt sẽ ảnh hưởng nặng nề, không chỉ vấn đề kinh tế mà còn cả xã hội”.

Cố gắng từ quý IV chuyển sang trạng thái bình thường mới

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tính toán lại các kịch bản tăng trưởng và dự báo GDP năm nay có thể tăng 3,5- 4%. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết tại Hội nghị trực tuyến về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.  

Theo dự báo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng với mức tăng khoảng 10%, thu ngân sách vẫn vượt chỉ tiêu. Nhưng các hoạt động sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) bị ảnh hưởng lớn do các đợt giãn cách xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp và xã hội là điều quan trọng nhất lúc này - Ảnh: Đức Trung

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp và xã hội là điều quan trọng nhất lúc này - Ảnh: Đức Trung

Tuy thấp nhiều so với mục tiêu đặt ra, nhưng để GDP đạt được 3,5-4% là phải sự nỗ lực rất lớn, đòi hỏi sự quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị và các địa phương, phải kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 9, từ quý IV chuyển sang trạng thái bình thường mới. Với mức tăng trưởng này cũng là khá ấn tượng trong bối cảnh thế giới hiện nay.   

Dịch bệnh còn kéo dài, phức tạp và khó lường. Nhiều nước trên thế giới chấp nhận sống chung với đại dịch. Khi tỷ lệ tiêm chủng cao, các nước mở cửa nhưng kết hợp các biện pháp phòng chống dịch.

“Tại Việt Nam, nếu cứ phong tỏa, giãn cách sẽ để lại hậu quả rất nặng nề, không chỉ vấn đề kinh tế mà còn xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Bộ trưởng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dần hoàn thiện đề án phục hồi kinh tế và sẽ trình đề án này trong tháng 10.

Đây là đề án phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới được xây dựng theo yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa qua.

Đề án này xác định năm 2022 và 2023 được xác định là thời gian phục hồi kinh tế của cả nước.

Năm 2022, sẽ có nhiều yếu tố mới, vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Kinh tế thế giới sẽ dần phục hồi trong năm 2022. Trật tự thương mại, cơ cấu đầu tư chắc chắn có sự thay đổi và chuyển dịch, kể cả chuỗi sản xuất và cung ứng, tác động đến Việt Nam.

Tuy nhiên, đà phục hồi của thế giới chậm hơn dự báo trước đây và không đồng đều giữa các nước. Nước nào có độ phủ tiêm chủng lớn và nhanh thì có thể mở cửa sớm và có thể phục hồi.

GDP năm 2022 đạt khoảng 6 - 6,5% 

“Cần xác định những cơ hội để tận dụng, và hạn chế rủi ro”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói. Theo phân tích và dự báo ban đầu của một số cơ quan phân tích và dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt khoảng 6 - 6,5%.

Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Theo tinh thần bản đề án phục hồi kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thì cả năm 2022 và 2023 sẽ là giai đoạn phục hồi kinh tế. Chương trình phục hồi kinh tế phải đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm.

Quan điểm chỉ đạo là bám sát vào quan điểm phát triển KTXH của Đại hội Đảng lần thứ XIII và phải quyết liệt phòng chống dịch, không để dịch bùng phát trở lại, đặt tính mạng sức khỏe của người dân lên hàng đầu, không để xảy ra khủng hoảng y tế, văn hóa, xã hội, kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng.

Thế giới thay đổi rất nhanh. Dịch bệnh có thể diễn biến kéo dài, chưa kể đến thiên tai. Nếu không xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ và thích ứng thì chúng ta sẽ bị động.  

Các tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế của địa phương, tranh thủ cơ hội mới xu thế mới để đạt các chỉ tiêu cao nhất đóng góp cho tăng trưởng chung của đất nước.

Các địa phương cần tận dụng, bắt kịp đà phục hồi của những nền kinh tế lớn, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam. Cơ cấu lại nhanh nền kinh tế, tiếp tục thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, thêm yếu tố đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Đồng thời quán triệt Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó đặc biệt chú trọng 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược.

Đặc biệt, “Trong lúc khó khăn của dịch bệnh như hiện nay, thái độ của chính quyền địa phương với các doanh nghiệp là rất quan trọng. Thậm chí, quan trọng hơn cả những hỗ trợ của Chính phủ. Các địa phương luôn giữ sự thân thiện, đồng hành, sẵn sàng tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.  

 “Xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp và xã hội là điều quan trọng nhất lúc này. Nếu mất niềm tin thì không doanh nghiệp nào dám về địa phương làm ăn nữa. Làm tốt thì tự khắc doanh nghiệp thấy được thân thiện của địa phương, của lãnh đạo, thì họ mới yên tâm đầu tư lâu dài. Đây chính là xúc tiến đầu tư tại chỗ, hiệu quả hơn nhiều việc đi xúc tiến, đi kêu gọi bên ngoài”. Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh. 

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.