Thứ ba, 17/08/2021, 10:29 AM

Kinh tế các tỉnh biên giới và khu vực biên giới tiếp tục duy trì tăng trưởng dương

(CL&CS) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế của khu vực biên giới, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới, ngày 16/8/2021, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và 25 tỉnh biên giới tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế khu vực biên giới.

Tại Hội nghị Vụ Thị trường châu Á – châu Phi trình bày báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế khu vực biên giới.

Theo đó, việc phát triển kinh tế khu vực biên giới đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh đầy khó khăn, các tỉnh biên giới đã chủ động, tích cực khắc phục, nỗ lực vươn lên, vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới, phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế tại khu vực biên giới. Kinh tế các tỉnh biên giới và khu vực biên giới tiếp tục duy trì tăng trưởng dương. Nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước. Năm 2020, 15/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

1

6 tháng đầu năm 2021, 20/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Nhiều tỉnh tăng trưởng với tốc độ 2 con số. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn khu vực vực biên giới tiếp tục phát triển. 2/3 số tỉnh có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Nông lâm, thủy sản tăng trưởng ở mức khá. Quan hệ qua biên giới được các tỉnh biên giới, chính quyền khu vực biên giới duy trì tốt thông qua các cơ chế giao lưu, làm việc định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi duy trì mô hình thông quan phòng dịch, đảm bảo thương mại qua biên giới không bị gián đoạn trong bối cảnh dịch Covid-19. Bước đầu, một số hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại tại khu vực biên giới đã được hình thành như hệ thống khu kinh tế cửa khẩu và cụm công nghiệp. Đến nay, đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động với tổng diện tích là 8.799 ha; tương ứng chiếm 36,6% số lượng và 39,4% diện tích các cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước.

Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế khu vực biên giới vẫn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế-xã hội các vùng biên giới còn chậm phát triển, so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới nói riêng và của cả nước nói chung. Cơ cấu kinh tế tại khu vực biên giới vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, chưa áp dụng tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, chưa hình thành chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ. Sản xuất công nghiệp chưa tạo ra sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh yếu. Kim ngạch thương mại biên giới năm 2020 đạt 30 tỷ USD, chỉ chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch thương mại của cả nước nói chung và trong tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc, Lào, Campuchia nói riêng (21,5%). Hạ tầng thương mại biên giới hiện chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân của các khó khăn hạn chế nêu trên gồm: Công tác quy hoạch đầu tư phát triển tại các tỉnh biên giới nói chung và khu vực biên giới nói riêng còn nhiều bất cập về chất lượng quy hoạch, thiếu tính dự báo, thiếu căn cứ lập kế hoạch. Cơ chế chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng thương mại biên giới còn nhiều bất cập, chưa có nhiều ưu đãi đột phá nên khó thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Việc chưa kịp thời nâng cấp, mở mới các cửa khẩu, lối mở biên giới để theo kịp với nhu cầu giao thương giữa khu vực biên giới và các nước láng giềng cũng là một nguyên nhân hạn chế phần nào phát triển kinh tế của khu vực biên giới. Một số địa phương chưa nắm chắc và thực hiện đúng các quy định liên quan của Chính phủ liên quan đến quản lý cửa khẩu nên công tác xin phép, triển khai mở mới, nâng cấp cửa khẩu còn mất nhiều thời gian.

Báo cáo tổng hợp cũng đã trình bày tóm tắt hơn 200 kiến nghị của các tỉnh về phát triển kinh tế khu vực biên giới, được chia vào 8 nhóm vấn đề gồm: hạ tầng giao thông; nâng cấp, mở mới các cửa khẩu; hạ tầng thương mại biên giới; phát triển điện lực; phát triển công nghiệp; xúc tiến thương mại – xuất nhập khẩu; quản lý thị trường, v.v...

2

Tại Hội nghị, Lãnh đạo các địa phương đã thẳng thắn trao đổi, phân tích sâu hơn những khó khăn, tồn tại và trình bày chi tiết, làm rõ hơn các kiến nghị, đề xuất của địa phương nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực biên giới phát triển bứt phá trong thời gian tới. Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông vận tải và đại diện các Đơn vị của Bộ Công Thương đã phản hồi, trao đổi lại đối với các kiến nghị của địa phương trên tinh thần đồng hành, hỗ trợ các tỉnh biên giới phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị đã cơ bản hoàn thành chương trình nghị sự đặt ra.

Mặc dù còn nhiều khó khăn vướng mắc thậm chí là hạn chế, yếu kém, ngay cả khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế tại các tỉnh khu vực biên giới nhất là khu vực biên giới cửa khẩu vẫn duy trì mức tăng trưởng dương. Nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của cả nước (năm 2020, có 15/25 tỉnh, 6 tháng trong năm 2021 có 20/25 tỉnh cao hơn mức bình quân của cả nước). Một số tỉnh tăng trưởng ở mức 2 con số, đơn cử như tỉnh Quảng Ninh.

Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của các tỉnh biên giới dần khá ổn định và tăng cao. 2/3 số tỉnh có chỉ số phát triển công nghiệp cao hơn bình quân của cả nước. Sản xuất nông, lâm thủy sản ở khu vực biên giới phát triển khá, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm hàng thiết yếu cho người dân trong đại dịch.

Phối hợp khá tốt với các nước bạn trong quản lý, điều hành hoạt động của các cửa khẩu. Linh hoạt vận dụng các quy định để kéo dài thời gian thông quan, mở thêm lối thông quan cho xuất khẩu hàng nông sản không bị ùn ứ. Các tỉnh biên giới đã cùng Bộ Công Thương và các Bộ, ngành trao đổi, đàm phán… với các Bộ, ngành, địa phương nước bạn để thông quan phòng dịch, không làm gián đoạn các hoạt động xuất nhập khẩu.

Các địa phương biên giới cũng thực hiện khá tốt nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị, không có xung đột. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm phòng chống covid được thực hiện khá nghiêm túc, hiệu quả.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục được đầu tư, nhất là hạ tầng về giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và hệ thống chợ, trung tâm thương mại, hạ tầng điện, nước và dịch vụ viễn thông, du lịch… Đến nay đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu (3 tuyến biên giới); các nhà máy điện (thuỷ điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo đóng góp 44% sản lượng điện cho Trung Quốc).

Hệ thống chính trị tại các khu vực biên giới, cửa khẩu tiếp tục được củng cố, phát huy.

Thanh Mai

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.