Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế

(CL&CS) - Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, dự kiến, tăng trưởng tín dụng là 15% vào năm 2024, tương đương sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế và sẽ có điều chỉnh phù hợp diễn biến, tình hình thực tế.

Theo đó, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc trong năm 2024, trong bối cảnh hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn, nhu cầu chi tiêu cải thiện, cùng các chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại liên tục cắt giảm lãi suất huy động trong năm 2023, tạo cơ sở cho việc hạ lãi suất cho vay.

vv

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup cho rằng, tín dụng năm 2024 sẽ tăng trưởng tích cực. Bởi lẽ, giai đoạn khó khăn nhất của vĩ mô đã qua, sự phục hồi đang được thể hiện rõ trong số liệu kinh tế bao gồm việc xuất khẩu tăng trưởng trở lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, nhu cầu tiêu dùng cũng phục hồi.

Tương tự, nhận xét về triển vọng năm 2024, Công ty chứng khoán VCBS cho biết, tăng trưởng tín dụng tiếp tục chịu áp lực từ nền kinh tế và thị trường bất động sản chậm phục hồi, tuy nhiên mặt bằng lãi suất hạ nhiệt xuống mức thấp tạo lực đẩy cho nhu cầu vay vốn, đặc biệt là tín dụng bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn danh mục trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng dự kiến duy trì ổn định.

Trong báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp năm 2023 và nhận định bối cảnh kinh doanh năm 2024 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng cho biết, niềm tin của doanh nghiệp đã dần quay trở lại khi so với con số khảo sát tháng 4/2023, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực hoặc rất tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô đã cao gấp 2,7 lần.

Tuy nhiên, ông Thuân bày tỏ mối lo ngại liên quan đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong năm 2024. Hiện, chỉ có dưới 40% số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, giảm mạnh kể từ năm 2022.

Lý giải nguyên nhân nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn, bà Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc tư vấn cấp cao Công ty Hệ thống thông tin FPT cho biết, sự yếu và thiếu trong hệ thống thông tin quản lý nội bộ hiện chưa thể bắt kịp nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, trong đó có nhu cầu vốn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn thiếu các tài sản bảo đảm chất lượng như bất động sản, chỉ có các loại tài sản như hàng tồn kho, khoản phải thu vốn không được định giá cao, tỷ lệ vay thấp và làm hạn chế đáng kể khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp.

Đưa ra quan điểm về việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, Chủ tịch Fiin Group cho rằng, cần duy trì mức chi phí vốn rẻ như hiện nay để bảo đảm đa số doanh nghiệp có thể có lợi nhuận trong trung và dài hạn, đặc biệt khi nền kinh tế mới bắt đầu giai đoạn phục hồi như hiện nay.

Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng cũng cho rằng, “một bàn tay không thể vỗ thành tiếng”, doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn và ngân hàng muốn đưa được vốn đúng địa chỉ doanh nghiệp thì hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được minh bạch hơn nữa.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Phượng cho rằng, cần sự tham gia của các tổ chức phân tích chuyên sâu, đáng tin cậy và cung cấp thông tin khách quan để minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp.

Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, đặc biệt là mảng tài chính - kế toán nhằm bảo đảm kiểm soát rủi ro, kết hợp áp dụng công nghệ vào quản trị để kịp thời và liên tục có đầy đủ thông tin minh bạch. Qua đó, chuẩn hóa được số liệu sổ sách, báo cáo tài chính để cung cấp cho ban lãnh đạo cũng như các tổ chức cho vay.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:12

(CL&CS) - Theo văn bản của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn ngày 11/11/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã hoàn tất nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước 8,5 tỷ đồng tiền thuế cho các năm 2022 và 2023, nâng tổng tiền thuế đã nộp cho năm 2023 lên 3.102 tỷ đồng.