Thứ năm, 20/08/2020, 15:58 PM

Tăng cường tiếng nói và lợi ích của Người tiêu dùng trong hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế

(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, công ty và được xây dựng thông qua một quá trình mở với sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, công nghiệ̣p và xã hội. Chúng được tham chiếu trong các thỏa thuận thương mại quốc tế và thường tạo thành cơ sở cho các quy đị̣nh quốc gia. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) là một trong các tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu trên thế giới với chức năng chính là xây dựng và công bố các tiêu chuẩn quốc tế trong hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Vấn đề người tiêu dùng luôn là lĩnh vực được quan tâm. Để đảm đương nhiệ̣m vụ này, năm 1978, ISO thành lập Ban Chính sách về người tiêu dùng (ISO/ COPOLCO).

Trong suốt 40 năm qua, ISO/COPOLCO đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc đưa ra các chính sách giúp tăng cường sự an toàn của người tiêu dùng thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn để xúc tiến thương mại công bằng và sản xuất các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chuẩn, bảo vệ người tiêu dùng, cơ sở hạ tầng đo lường giữa tất cả các bên liên quan. Ban này cũng chính là nhân tố khởi xướng việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý môi trường và kết quả là Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã được công bố. Ban này cũng đi tiên phong trong việc thúc đẩy ISO quyết định xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội ISO 26000. ISO/COPOLCO hợp tác với Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), để đưa ra các hướng dẫn liên quan đến các vấn đề của người tiêu dùng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và có mối liên hệ chặt chẽ với Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức đo lường pháp quyền quốc tế (OIML) và một số tổ chức tiêu dùng khu vực, như Tiếng nói của người tiêu dùng châu Âu về tiêu chuẩn hóa (ANEC).

1
 

Thành viên của ISO/COPOLCO được mở rộng cho tất cả các thành viên của ISO. Đến nay ISO/COPOLCO có 79 thành viên tham gia (thành viên P) và 49 thành viên quan sát (thành viên O). Việt Nam đã từ lâu tham gia với tư cách thành viên O

 ISO/COPOLCO có nhiệm vụ:

-  Nghiên cứu các phương thức, giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng có được lợi ích từ hoạt động tiêu chuẩn hóa, và tăng cường sự tham gia của người tiêu dùng trong hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia và quốc tế.

-  Cung cấp diễn đàn trao đổi thông tin về kinh nghiệm tham gia của người tiêu dùng vào việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực liên quan, và trao đổi các vấn đề khác về quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia và quốc tế.

-  Khuyến cáo Hội đồng ISO quan điểm thống nhất của người tiêu dùng trên những vấn đề liên quan trong hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp hiện tại và tương lai.

 -  Khuyến cáo Hội đồng ISO về nhu cầu cần có chính sách hoặc hành động mới hoặc bổ sung, sửa đổi liên quan đến nhu cầu của người tiêu dùng trong hoạt động của ISO.

Trong vai trò là thư ký vụ, ISO/COPLCO đã trực tiếp tổ chức xây dựng các hướng dẫn quốc tế đã được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) công bố, đó là các hướng dẫn về: thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ liên quan (ISO/IEC Guide 14:2018), hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng (ISO/IEC Guide 37:2012), khuyến nghị về bao gói đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (ISO/IEC Guide 41:2018), nguyên tắc chung về thử nghiệm so sánh sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ liên quan (ISO/IEC Guide 46:2017), hướng dẫn an toàn cho trẻ em trong tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật khác (ISO/ IEC Guide 50:2014), hướng dẫn đưa nội dung an toàn vào tiêu chuẩn (ISO/IEC Guide 51:2014), hướng dẫn ký hiệu bằng hình vẽ cho việc xem xét nhu cầu của người tiêu dùng (ISO/IEC Guide 74:2004), khuyến nghị đáp ứng các vấn đề của người tiêu dùng trong xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ (ISO/IEC Guide 76:2020)… Thực tế dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng, ISO đã, đang và sẽ xây dựng nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác liên quan đến người tiêu dùng, như an toàn sản phẩm, vệ sinh, môi trường, thỏa mãn khách hàng, an toàn giao thông, năng lượng, thanh toán di động, trách nhiệm xã hội, bảo mật dữ liệu trong kinh tế số, khả năng tiếp cận cho cộng đồng dễ bị tổn thương, và nhiều vấn đề liên quan khác.

Việt Nam, để nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc chấp nhận các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế thành TCVN trong lĩnh vực này, cũng như để góp ý các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã thành lập Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/COPOLCO Vấn đề chung về người tiêu dùng. Đến nay Ban kỹ thuật này đã xây dựng được 8 TCVN và góp ý một số dự thảo tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, cùng với các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia khác, đã góp phần tăng cường sự tham gia và tiếng nói của người tiêu dùng trong hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia và quốc tế, hỗ trợ người tiêu dùng có được lợi ích nhiều hơn từ hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Thu Phương

Bình luận

Nổi bật

Tăng cường truy xuất nguồn gốc nông sản, đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi người dùng

Tăng cường truy xuất nguồn gốc nông sản, đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi người dùng

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 09:22

(CL&CS) - Khi sức khỏe được người tiêu dùng thông minh đặt lên hàng đầu và yêu cầu về bảo vệ môi trường trở nên cấp thiết, tính minh bạch khi áp dụng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm dần trở thành yếu tố không thể thiếu.

Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 07:05

(CL&CS) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản có nguy cơ làm tổn thương thận.

Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 07:05

(CL&CS) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N số tiền 50 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.