Thứ tư, 10/01/2024, 10:32 AM

Sửa đổi danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu

(CL&CS)- Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu do Bộ Công Thương quản lý.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 45/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2021/TT-BCT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu do Bộ Công Thương quản lý.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung Điều 4. Danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu như sau: Khoáng sản xuất khẩu là khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp, đã qua quá trình chế biến, có tên trong Danh mục chủng loại và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sau đây: Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước, danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu, trường hợp gia công hàng hóa (chế biến) cho thương nhân nước ngoài: Chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau chế biến thực hiện theo hợp đồng gia công đã ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng gia công tuân thủ theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương. Trường hợp khoáng sản đã qua chế biến từ nguồn gốc nhập khẩu ngoài trường hợp nêu trên, danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản tương ứng tại Phụ lục 2 Thông tư này.

ksxk1

Sửa đổi danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu

Thương nhân xuất khẩu khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn Tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, đã được sửa đổi bổ sung, bổ sung bởi Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 9/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành để đánh giá về chủng loại, chất lượng khoáng sản xuất khẩu.

Tại Điều 5. Báo cáo xuất khẩu khoáng sản được sửa đổi như sau: Báo cáo kế hoạch xuất khẩu đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu: trước khi thực hiện nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu, thương nhân có báo cáo kế hoạch thực hiện nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Công Thương) nơi thương nhận có hoạt động chế biến khoáng sản để xuất khẩu chậm nhất là 30 ngày kể tè ngày ký kết hợp đồng mua khoáng sản với thương nhân nước ngoài.

Về Báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản, thương nhân lập báo cáo định kỳ hàng quý (khi có phát sinh xuất khẩu theo Mẫu số 01 Phụ lục 4 gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp), Tổng cục Hải quan, Sở Công Thương nơi có thương nhân có hoạt động chế biến khoáng sản chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu quý tiếp theo.

Sở Công Thương có hoạt động chế biến khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu lập báo cáo tổng hợp 6 tháng và hàng năm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 4 gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) chậm nhất vào ngày 31/7 và ngày 31/1 hàng năm.

Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo đột xuất để phục vụ công tác quản lý, thương nhân có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu.

Thông tư cũng sửa đổi Điều 6. Trách nhiệm quản lý. Theo đó, UBND cấp tỉnh tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu khoáng sản, chế biến khoáng sản xuất khẩu trên dịa bàn, phối hợp với Bộ Công Thương trong công tác quản lý hoạt động xuất khẩu, chế biến khoáng sản.

Về quản lý đối với việc xuất khẩu khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu, Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp), UBND các tỉnh có liên quan trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra hoạt động nhập khẩu khoáng sản, chế biến và xuất khẩu khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu theo quy định của Thông tư này và pháp luật về quản lý ngoại thương.

Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở chế biến đóng trên địa bàn tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giám sát, kiểm tra tính phù hợp về thực hiện chế biến và xuất khẩu đối với khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu của thương nhân trên cơ sở báo cáo của thương nhân quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này và pháp luật có liên quan đảm bảo khoáng sản chế biến, xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, có cơ sở chế biến hoặc cơ sở thuê chế biến phù hợp với loại khoáng sản, chất lượng và tỷ lệ thu hồi sản phẩm sau chế biến và xuất khẩu; kịp thời báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh để xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo, gian lận thương mại, cơ sở chế biến khoáng sản không đáp ứng quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh đối với khoáng sản nhập khẩu.

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền việc chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản theo Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan; xử lý các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu khoáng sản.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.