Smartphone sẽ giúp người nông dân sáng tạo hơn trong nông nghiệp
(CL&CS) - Điện thoại thông minh (smartphone) khiến người nông dân dễ dàng tiếp cận công nghệ mới hơn và từ đó sẵn sàng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp.
Mới đây, tại sự kiện Chuyển đổi số Việt Nam diễn ra ở Hà Nội, ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam, cho biết lý do nước này phải ứng dụng công nghệ cũng như vai trò của smartphone trong nông nghiệp.
Theo ông, khi tiếp xúc với máy tính, người nông dân quen thuộc với đồng ruộng không cảm thấy thoải mái, thuận tiện. Tuy nhiên, khi dùng smartphone, mọi thứ thay đổi. Mỗi người nông dân, kể cả ở vùng xa, cũng đều có smartphone, vì vậy việc sử dụng và khai thác kiến thức qua smartphone rất quan trọng. Chẳng hạn, họ có thể dùng điện thoại chụp ảnh rồi thông qua công nghệ AI phân tích để tham khảo cách bón phân cho đồng ruộng...
Ông Eshcar kiến nghị, công nghệ không phải là vấn đề mà là giải pháp. Với smartphone, bạn không cần biết nó chạy như thế nào nhưng bạn biết sử dụng nó. Vì vậy, công nghệ cần dễ sử dụng cho người nông dân. Với các vùng khác nhau ở Việt Nam, chính phủ có thể quyết định công nghệ nào phù hợp với từng địa phương để triển khai thí điểm.
Còn theo ông Nguyễn Trường Hiệp, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số của FPT, các hộ nông dân tại Việt Nam đều đã tiếp nhận công nghệ, nhưng còn gặp khó khăn về tài chính dù mức giá đầu tư đã thân thiện hơn nhiều so với cách đây khoảng 10 năm. Câu chuyện hiện nay là làm sao đưa công nghệ tới nhiều người hơn chứ không còn là câu chuyện đưa công nghệ về Việt Nam nữa.
Theo ông, nông nghiệp Việt Nam cũng đang dần chuyển đổi số, thể hiện trong việc ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động hay sử dụng AI trong chăn nuôi bò. Mối quan tâm về truy xuất nguồn gốc, tăng thông tin minh bạch, tăng giá trị sản phẩm cũng đã hình thành. Long An, Sóc Trăng đã sử dụng máy bay không người lái để tiết kiệm chi phí nhân lực, chi phí vận hành cũng như tiết kiệm 30 - 60% lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trước đó, ngày 3/6, Thủ tướng phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nêu 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, trong đó có ngành nông nghiệp. Mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị vẫn luôn là vấn đề dai dẳng của nền nông nghiệp Việt Nam. Do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều doanh nghiệp phá sản và đối mặt với khó khăn. Lúc này, chuyển đổi số được kỳ vọng là “cứu cánh” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp Việt.
Ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, mục tiêu của Bộ trong thời gian tới là chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xác định là giải pháp đột phá để nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hướng tới nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh. Mục tiêu đến năm 2025 lả cơ bản hoàn thành chuyển đổi số, tập trung nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ 4.0, thử nghiệm mô hình nông nghiệp cao sử dụng các nền tảng 4.0.
Chi Lê
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.
10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.