Thứ sáu, 12/03/2021, 21:00 PM

Siết chặt quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu tại nhiều địa phương trên cả nước

(CL&CS) - Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu, Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố đã đồng loạt siết kiểm tra hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh mặt hàng này...

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trước tình hình buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng pha trộn, tiêu thụ xăng dầu giả, kém chất lượng tiếp tục xảy ra trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có chỉ đạo, yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng các kế hoạch chuyên đề về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Phân công cụ thể các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 quản lý, kiểm soát lĩnh vực thuộc địa bàn, ngành quản lý; chỉ đạo các lực lượng chức năng địa bàn tăng cường rà soát các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu tự phát, bán xăng dầu qua các cột bơm xăng mini tự chế, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai. Cùng với đó, yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; kịp thời chủ động tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng.

Triển khai chỉ đạo trên, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện khẩn yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành và sở giao thông vận tải các địa phương thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, cảng biển,…), các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không từ khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng biển vào nội địa; nhất là các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện hành vi vận chuyển trái phép xăng dầu. Đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, kiên quyết từ chối vận chuyển trái phép xăng dầu.

Trong đó yêu cầu thủ trưởng, người đứng đầu các bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển các loại xăng dầu tại đơn vị mình quản lý. Lực lượng chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chiếm đoạt xăng dầu, pha tạp chất; sang mạn, chuyển tải xăng dầu trái quy định,...

Tại TPHCM, sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xăng dầu. Cụ thể, trong văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu trên địa bàn TPHCM, lãnh đạo UBND TPHCM chỉ đạo Cục Quản lý Thị trường TPHCM thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị theo dõi tình hình, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện kịp thời đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, đấu tranh với các đối tượng chuyên điều hành hoạt động pha trộn xăng dầu giả, kém chất lượng.

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị chức năng khi thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối lưu thông đối với các thương nhân nhập khẩu, đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu.

Cục Quản lý thị trường TPHCM thành lập đoàn kiểm tra liên ngành xăng dầu, phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu để kịp thời phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh xăng dầu giả, xăng dầu nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng... 

Cũng yêu cầu tăng cường quản lý chất lượng xăng dầu, Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành thành viên tăng cường công tác quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu.

Thời gian qua, lực lượng chức năng nhiều địa phương đã vào cuộc kiểm tra chất lượng mặt hàng xăng dầu. Ảnh minh họa

Thời gian qua, lực lượng chức năng nhiều địa phương đã vào cuộc kiểm tra chất lượng mặt hàng xăng dầu. Ảnh minh họa

Theo Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng, hiện nay, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu đang có những diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng pha trộn, tiêu thụ xăng dầu giả, kém chất lượng vẫn tiếp tục xảy ra trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép xăng dầu trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng đề nghị các ngành thành viên chủ động theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh như: các địa điểm lưu kho, bồn chứa xăng dầu, giai đoạn phân phối lưu thông, các địa điểm tồn trữ các chất dung môi dễ bị lợi dụng pha trộn với xăng dầu...

Triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện kịp thời, đấu tranh quyết liệt với đối tượng chuyên điều hành hoạt động pha trộn xăng dầu giả, kém chất lượng tại các địa bàn nội địa trọng điểm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nhất là các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân nhập khẩu, đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối lưu thông...

Kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: gian lận về đo lường, không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng...

Tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 141/BCĐ389/TP-CQTT về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu. Trong đó, yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố và các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng có liên quan chủ động theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh (địa điểm lưu kho, bồn chứa xăng dầu, giai đoạn phân phối lưu thông, các địa điểm tồn trữ các chất dung môi dễ bị lợi dụng pha trộn với xăng dầu).

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu của các thương nhân làm tổng đại lý, đại lý bán lẻ và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố; kịp thời phát hiện thương nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ động trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa các lực lượng chức năng, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường; thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân nhập khẩu, đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối lưu thông; kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như gian lận về đo lường, không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật để thương nhân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu; đồng thời thấy rõ tác hại của việc buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, sử dụng xăng dầu kém chất lượng; không tham gia, tiếp tay, bao che cho đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là có hành vi pha trộn các chất dung môi với xăng dầu.

Liên quan tới vấn đề trên, ông Trần Quốc Tuấn- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục TCĐLCL) cho biết, theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và chất lượng xăng dầu nói riêng, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị chịu trách nhiệm chính kiểm tra về chất lượng trong nhập khẩu. Toàn bộ xăng dầu nhập khẩu chính ngạch phải thông qua kiểm tra nhà nước bởi chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Sau khi đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì bắt đầu được phép đưa vào lưu thông thị trường Việt Nam.

Xăng dầu sản xuất trong nước cũng vậy. Trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuậ hành thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện vi phạm và xử lý. Theo quy định này, hằng năm, ngoài việc thực hiện kiểm tra định kỳ, có kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì và thường xuyên hoạt động kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để đảm bảo đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu- ông Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác quản lý. Cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện nhiều vụ việc quy mô lớn như tháng 10/2017 phát hiện pha chế, tiêu thụ 2 triệu lít xăng giả tại Nghệ An; năm 2019 triệt phá đường dây pha chế và tiêu thụ xăng dầu giả của Trịnh Sướng…

Từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng quản lý thị trường xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến xăng dầu, khoảng 5000 vụ việc và xử lý vi phạm hơn 1000 vụ việc, tước quyền sử dụng 37 giấy phép kinh doanh, tịch thu 6 cột bơm và 1 cây xăng. Địa bàn gian lận thương mại xăng dầu hiện nay phổ biến ở một số địa phương khu vực miền Tây Nam bộ, khu vực Trung bộ và lác đác một số tỉnh khu vục phía Bắc.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là: bán xăng dầu ngoài hệ thống, kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận bán lẻ xăng dầu đã hết hiệu lực. Kết quả kiểm tra ở một số tỉnh, thành cho thấy, có tới 50% số mẫu xăng RON 95 và 100% mẫu xăng E5 ở một vài cửa hàng được kiểm tra không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được phép lưu thông trên thị trường.

Theo VietQ

Bình luận

Nổi bật

Công bố tiêu chuẩn cơ sở cho thang máy

Công bố tiêu chuẩn cơ sở cho thang máy

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:36

(CL&CS) - Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

Truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn mang lại lợi ích vẹn toàn cho chuỗi cung ứng rau quả tươi

Truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn mang lại lợi ích vẹn toàn cho chuỗi cung ứng rau quả tươi

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 12:05

(CL&CS) - Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng rau quả tươi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 sẽ đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng, đem lại lợi ích vẹn toàn cho cả chuỗi cung ứng lẫn người tiêu dùng.

Phát triển tiêu chuẩn ASTM về đo tính chất hạt nano và cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa, vít

Phát triển tiêu chuẩn ASTM về đo tính chất hạt nano và cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa, vít

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/03/2024, 08:59

(CL&CS) - Mới đây, ASTM International đã phát triển hai tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn sử dụng để đo các tính chất vật lý và hóa học của hạt nano trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tiêu chuẩn về cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa và vít.