Thứ tư, 15/05/2024, 09:08 AM

Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

(CL&CS) - Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể.

Trong Thông tư 01/2021/TT-BGDTĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non như sau:

htgv-1691286332243133109099

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III

Giáo viên mầm non hạng III cần thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục nhà trường cũng như tổ chuyên môn đề ra và đảm bảo chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả của việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Đồng thời, phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương và hoàn thành nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Đặc biệt, giáo viên mầm non hạng III phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III còn yêu cầu người dạy phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II

Giáo viên mầm non hạng II ngoài thực hiện nhiệm vụ như giáo viên hạng III còn phải làm báo cáo hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng mầm non từ cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình cũng như các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Đồng thời đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn. Trở thành ban giám khảo trong các hội thi và tham gia một số hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).

Về bằng cấp, giáo viên mầm non hạng II phải có bằng cử nhân giáo dục mầm non hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non, và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Giáo viên mầm non hạng II được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I khi được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non từ hạng II lên hạng I. 

Ngoài ra, giáo viên hạng II cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I

Ngoài hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II và hạng III, giáo viên mầm non hạng I cần tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên; bồi dưỡng hoặc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Giáo viên phải tham gia ban giám khảo các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên và tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên.

Giáo viên mầm non hạng I có yêu cầu cao về trình độ đào tạo và bồi dưỡng giống với giáo viên hạng II. Đồng thời, giáo viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như không ngừng sáng tạo linh hoạt chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non; được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Thái Nguyên: Đưa phong trào “Bình dân học AI”vào mọi cơ sở giáo dục đào tạo từ cấp tiểu học trở lên

Thái Nguyên: Đưa phong trào “Bình dân học AI”vào mọi cơ sở giáo dục đào tạo từ cấp tiểu học trở lên

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 10:50

(CL&CS) - Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Thông tư 29 về dạy thêm học thêm: Mang lại nhiều thay đổi quan trọng trong quản lý giáo dục

Thông tư 29 về dạy thêm học thêm: Mang lại nhiều thay đổi quan trọng trong quản lý giáo dục

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 10:47

(CL&CS) - Ngay sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, Bộ GD&ĐT đã chủ động tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 nhằm tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm. Bên cạnh đó, Bộ cũng gửi Công văn 545/BGDĐT-GDTrH ngày 11/2/2025 đến UBND các tỉnh, thành phố, chỉ đạo thực hiện quy định một cách nghiêm túc và chặt chẽ.

Nestlé giới thiệu NESTGEN 2025 tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ

Nestlé giới thiệu NESTGEN 2025 tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 08:55

(CL&CS) - Nestlé Việt Nam vừa ra mắt NESTGEN 2025, chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài 3 ngày (từ 18 đến 20/3/2025), với mục tiêu cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho thế hệ trẻ Việt Nam.