Thứ sáu, 05/04/2024, 21:59 PM

Nhiều giáo viên bỏ việc, Việt Nam sẽ thiếu hơn 55.400 biên chế mầm non?

Khó khăn lớn nhất hiện nay là tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc và việc tuyển dụng ở nhiều địa phương không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non”. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện nay, tỉ lệ huy động trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi toàn quốc đạt 93,1%; riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,8%. Có 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi đạt từ 95% trở lên.

Dự báo, đến năm 2030, cả nước sẽ thiếu hơn 55.400 biên chế mầm non

Dự báo, đến năm 2030, cả nước sẽ thiếu hơn 55.400 biên chế mầm non

Căn cứ vào số liệu dự báo dân số độ tuổi của Tổng cục Thống kê và theo dự báo kế hoạch phát triển giáo dục mầm non của các tỉnh, thành phố đã ban hành, Bộ GD&ĐT dự báo, đến năm 2030, cả nước thiếu khoảng 55.400 biên chế giáo viên mầm non.

Bộ Chính trị đã giao theo Quyết định số 72 là 13.015 biên chế; còn 26.522 chỉ tiêu sẽ được Bộ Chính trị tiếp tục giao trong giai đoạn từ 2024-2026. Số liệu biên chế chưa sử dụng của các tỉnh, thành phố (đến thời điểm tháng 8/2023) còn khoảng 28.413 chỉ tiêu chưa tuyển.

Như vậy, tổng biên chế sẽ còn đến năm 2026 là 54.935 chỉ tiêu (trong đó 28.413 chỉ tiêu chưa dùng và 26.522 chỉ tiêu Bộ Chính trị chưa giao theo Quyết định số 72).

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc và việc tuyển dụng giáo viên ở nhiều địa phương không đáp ứng được nhu cầu, do áp lực công việc của giáo viên mầm non rất lớn, thời gian làm việc dài, thu nhập thấp.

Về cơ sở vật chất, để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi, cả nước cần đầu tư hơn 6.000 phòng học mới, xây dựng thay thế gần 33.000 phòng cũ, cùng các trang thiết bị, đồ dùng học tập. Tổng kinh phí cần là trên 32.000 tỷ đồng (bình quân hơn 6.400 tỷ đồng/năm).

Học sinh mầm non tham gia các hoạt động trải nghiệm

Học sinh mầm non tham gia các hoạt động trải nghiệm

Để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp đáp ứng nhu cầu về nguồn lực thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo, Bộ GDĐT đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Phổ cập giáo dục mầm non trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi và Dự thảo Nghị định triển khai thực hiện Nghị quyết.

Dự thảo Nghị quyết có quy định cơ chế, chính sách để đảm bảo các nguồn lực thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo, trong đó có chính sách cho đối tượng trẻ em yếu thế; chính sách, cơ chế cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non; cơ chế chính sách để đầu tư cho vùng khó khăn và xã hội hóa, khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập.

Bên cạnh Nghị quyết về Phổ cập giáo dục mầm non trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi, Bộ GD&ĐT cũng đã hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục mầm non mới thay thế cho chương trình hiện hành đã triển khai từ năm 2009 tới nay. Dự kiến, chương trình sẽ được triển khai thí điểm trong 3 năm học 2025-2026, 2026-2027 và 2027-2028, ban hành và triển khai đại trà vào năm học 2029-2030.

Tình Hoàng

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.