Quảng Nam: Bùng phát dịch tay chân miệng ở trẻ em
(CL&CS) - Quảng Nam yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Số ca bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng ở Quang Nam hiện tăng rất cao
Theo thống kê, tính đến ngày 31/3/2021, khu vực miền Trung ghi nhận 1.564 ca mắc tay chân miệng, chưa có ca tử vong. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 282 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2020) và số mắc đang cao thứ 3 khu vực miền Trung. Đặc biệt, địa phương này cũng ghi nhận một số ca bệnh tay chân miệng nặng, gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
Một số địa phương có số mắc cao, như: Điện Bàn (51), Duy Xuyên (39), Núi Thành (37), Thăng Bình (25), Tam Kỳ (24), Phú Ninh (19), Tiên Phước (18). UBND tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận một số ca bệnh tay chân miệng nặng, gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe và tính mạng cho trẻ nhỏ, và yêu cầu các hệ thống y tế tuyến huyện theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, tham mưu kịp thời tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; khống chế ca bệnh, không để bùng phát dịch.
Đồng thời, yêu cầu các địa phương nắm chắc tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị hạn chế tử vong, không để dịch bùng phát tại địa phương và thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời.

Bệnh lây lan rất nhanh từ người sang người nên một số ca bệnh nặng đã kịp thời đưa ra bệnh viện Đà Nẵng để điều trị
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trường học (đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ gia đình) phối hợp chặt chẽ với chính quyền, với ngành y tế ở địa phương triển khai các biện pháp thiết thực phòng, chống bệnh tay chân miệng.
Việc tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng để nâng cao hiểu biết, nhận thức nguy cơ và tác hại của dịch bệnh, đồng thời chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả cũng được đặt ra. Quảng Nam nghiêm cấm đưa tin sai sự thật gây hoang mang trong cộng đồng và xã hội.
Được biết, bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ em 2 - 5 tuổi mắc bệnh tay chân miệng thường có các biểu hiện như nổi mụn nước, sốt, quấy khóc... Trong giai đoạn tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu nên dễ dàng bị nhiễm virus gây bệnh.
Bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt bỏng, chất nôn, phân của người bệnh. Đặc biệt, bệnh dễ lây lan ở những nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nhóm trẻ, do đó các cơ sở này cần tuân thủ nghiêm biện pháp giữ gìn vệ sinh.
Ngoài ra, cần cho trẻ ăn chín uống sôi, ở sạch, giữ bàn tay sạch, chơi đồ chơi sạch và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Thế Sơn
Bình luận
Nổi bật
Biến chứng u xơ tử cung hiếm gặp khiến người phụ nữ gặp nguy hiểm tính mạng
sự kiện🞄Thứ hai, 02/06/2025, 08:14
(CL&CS) - Chị N.T.N.T (54 tuổi, ngụ TP.HCM) nhập viện trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng do vỡ mạch máu tăng sinh trên người có u xơ tử cung. Dù được chẩn đoán mắc bệnh từ lâu, người bệnh không thường xuyên theo dõi và thăm khám định kỳ, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vinschool và Vinmec ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe mầm non cho hơn 15.000 học sinh
sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 16:41
(CL&CS) - Vừa qua, Hệ thống Giáo dục Vinschool và Hệ thống Y tế Quốc tế Vinmec đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, áp dụng từ năm học 2025 – 2026. Thỏa thuận này tạo nên một mạng lưới giáo dục – y tế khép kín, giúp hơn 15.000 trẻ mầm non Vinschool, bắt đầu từ 12 tháng tuổi, được theo dõi và chăm sóc toàn diện ngay tại trường.
Tăng cường giám sát chất lượng thuốc tại Việt Nam
sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 08:35
(CL&CS) - Theo TS. Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm các đơn vị kiểm nghiệm lấy 40.000 mẫu thuốc lưu hành trên thị trường để kiểm tra, giám sát chất lượng. Thông qua hoạt động kiểm nghiệm sẽ phát hiện những mẫu thuốc không đạt chất lượng, mẫu thuốc giả.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.