PVX thoái vốn khỏi Petroland, thu về hàng trăm tỷ đồng

(CL&CS) - Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) vừa thu về hàng trăm tỷ đồng sau khi thoái sạch vốn khỏi Petroland. Điều này giúp cổ phiếu của PVX và Petroland đều có sự tăng giá mạnh, lần lượt 267% và 128% từ đầu năm đến nay.

Trụ sở Petroland tại 12 Tân Trào, Q.7, TP.HCM

Trụ sở Petroland tại 12 Tân Trào, Q.7, TP.HCM

PVX là cổ đông sáp lập của CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, mã cổ phiếu PTL). Mới đây, PVX đăng ký bán hết 36.014.630 cổ phiếu PTL, tương đương 36% từ ngày 3/12 - 31/12/2021. Ngày 7/12, PVX đã thoái vốn khỏi Petroland bằng giao dịch thỏa thuận 36.014.630 cổ phiếu trị giá 421 tỷ đồng, tương đương 11.700 đồng/cổ phiếu.

Trong ngày 7/12, bà Đỗ Thị Hiền đã thực hiện mua thêm 7,93 triệu cổ phiếu PTL để nâng tỷ lệ sở hữu từ 16,03% lên 23,96%, tương đương 23.964.820 cổ phiếu.

Trong thời gian vừa qua, Petroland liên tục biến động về cổ đông lớn. Từ 5/11 - 4/12, CTCP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Phương Nam đã bán 10.699.600 cổ phiếu PTL để giảm tỷ lệ sở hữu từ 11,22% xuống còn 0,52%, tương đương 528.600 cổ phiếu. Hiện nay, Tổng Giám đốc của CTCP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Phương Nam là ông Nguyễn Tấn Thụ đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Petroland.

Trong thời gian 4/12 - 6/12, cổ đông lớn Trần Thị Hường bán 9.361.200 cổ phiếu PTL để giảm tỷ lệ sở hữu từ 13,12% xuống 3,76%, tương đương 3.761.470 cổ phiếu.

Trước đó, ngày 5/8, nhà đầu tư Trần Thị Ngọc Cư và Đoàn Văn Đức đồng loạt bán hết 5,5 triệu cổ phiếu PTL để giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,5% xuống còn 0%. Tuy nhiên, công ty còn một cổ đông lớn khác là Nguyễn Văn Vinh đang sở hữu 11,23%, tương đương 9.833.910 cổ phiếu.

Cổ phiếu PTL niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với phiên chào sàn vào 22/9/2010, giá đóng cửa đạt 16.530 đồng/cổ phiếu. Trong khoảng thời gian niêm yết trên sàn HOSE, cổ phiếu PTL liên tục đi xuống và đạt mức thấp nhất 1.300 đồng/cổ phiếu vào năm 2016. Ba năm trở lại đây, PTL đã tăng giá và đạt 15.050 đồng/cổ phiếu vào 10/12 nhưng vẫn còn thấp hơn giá chào sàn vào năm 2010. Nguyên nhân đến từ việc công ty thường xuyên thua lỗ.

Ngày 17/11, HĐQT đã quyết nghị thông qua việc tiến hành triển khai thực hiện tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường về việc hủy niêm yết tự nguyện đối với cổ phiếu PTL. Đến 3/12, công ty thông báo 23/12 sẽ giao dịch không hưởng quyền tổ chức tham dự đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến tổ chức vào tháng 1-2/2022 để thay đổi cơ cấu HĐQT, BKS và chủ trương hủy niêm yết tự nguyện. Liệu chủ trương này có được đại hội đồng ý hay không khi cổ đông lớn liên tục thay đổi trong những ngày gần đây?

Tại thời điểm 30/9, Petroland có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng vẫn chưa thay đổi trong suốt 11 năm qua. Công ty còn lỗ lũy kế 294 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 751 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 1.194 tỷ đồng. Tài sản công ty tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu 561 tỷ đồng, đầu tư ngắn hạn 223 tỷ đồng, hàng tồn kho 103 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm nay, công ty đạt 63 tỷ đồng doanh thu và 19 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 77% và 492% so cùng kỳ năm trước.

Cổ phiếu PTL bị HOSE đưa vào diện kiểm soát từ 13/4/2017 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2015 là -144 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tại 31/12/2016 là 1 tỷ đồng và có ý kiến ngoại trừ dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2016 chưa đảm bảo khả năng có lãi.

Hiện nay, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 30/6/2021 là -277 tỷ đồng, vẫn còn ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C về nhiều nội dung như: Các khoản nợ phải thu, phải trả, việc ghi nhận khoản thu nhập từ tiền đặt cọc, việc ghi nhận chi phí chưa phù hợp, chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho…

Ngoài việc cổ phiếu bị nằm trong diện kiểm soát, hàng loạt cựu lãnh đạo của Petroland phải vướng vào vòng lao lý. Từ năm 2012 đến năm 2017, ông Ngô Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Petroland cùng ông Trần Hữu Giang, Phó Giám đốc và ông Bùi Minh Chính, Giám đốc Petroland (sau đó giữ chức Chủ tịch HĐQT) đã bàn bạc làm trái công vụ, trái quy định của pháp luật, lập khống 17 hợp đồng và 1 phụ lục hợp đồng dịch vụ môi giới, tư vấn, chi tiền, gây thiệt hại cho Petroland 50 tỷ đồng.

Ông Ngô Hồng Minh và Trần Hữu Giang đã bỏ trốn còn ông Bùi Minh Chính bị tuyên án 7 năm tù giam vào năm 2020.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Trong năm 2024, hoạt động kinh doanh của CTCP Đá Núi Nhỏ (Đá Núi Nhỏ) là khai thác mỏ đá Mũi Tàu với công suất 1 triệu m3/năm và lợi nhuận trước thuế dự kiến 35 tỷ đồng, giảm 22,9% so với năm 2023.

Mục sở thị “thủ phủ” văn hoá - kiến trúc - ẩm thực đậm chất Hàn Quốc độc nhất vô nhị tại Hải Phòng

Mục sở thị “thủ phủ” văn hoá - kiến trúc - ẩm thực đậm chất Hàn Quốc độc nhất vô nhị tại Hải Phòng

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:20

(CL&CS) - Chỉ sau vài tháng ra mắt dự án, nhiều mảnh ghép của Vinhomes Royal Island đã nhanh chóng hoàn thành. Trong đó, Công viên văn hóa K-Park với kiến trúc truyền thống được tô điểm bằng các công trình biểu tượng đậm chất Hàn, đang trở thành điểm đến ưu thích của người dân và du khách khi đến với Hải Phòng.

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:59

(CL&CS) - Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.