Phát triển làng nghề theo hướng hiện đại hóa, tăng năng suất lao động, đa dạng với các sản phẩm
(CL&CS) - Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng và mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị và điều này đã tạo điều kiện cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trọng sản xuất tăng năng suất lao động, đồng thời đảm bảo tình trạng môi trường khu vực làng nghề và đi cùng với đó phải đảm bảo nguồn nhân lực phát triển phù hợp.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động to lớn, toàn diện đến kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, các làng nghề Việt Nam nói chung và đặc biệt làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các làng nghề đã và đang tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để có bước tiến nhanh, vững chắc.
Người dân Làng đào Cam Giá đã và đang tiếp cận khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trồng, cải tạo cây hoa đào phát triển cho doanh thu cao
Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề được công nhận, gồm 184 làng nghề truyền thống và 93 làng nghề. Đây là lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch gắn với làng nghề. Chính vì thế, ngành chức năng của tỉnh đã và đang tích cực hỗ trợ các làng nghề và người dân khơi dậy những tiềm năng này.
Làng nghề hoa đào Cam Giá, phường Cam Giá (TP. Thái Nguyên), được công nhận từ năm 2012, hiện có 119 hội viên với diện tích trồng đào vào khoảng 100ha (chủ yếu là đào phai và đào đỏ). Theo thống kê, đến hết năm 2023, Làng nghề có khoảng 30.000 gốc đào các loại, tổng doanh thu trên 30 tỷ đồng. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều người tìm tới tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên, các hộ trồng đào nơi đây chưa chú ý khai thác tiềm năng du lịch làng nghề.
Ông Trương Văn Đăng, Phó Chủ tịch Hội Làng nghề hoa đào Cam Giá, chia sẻ: Chúng tôi có định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm từ nhiều năm trước nhưng chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do làng nghề còn gặp một số khó khăn nhất định như: Giữ gìn vệ sinh môi trường chưa tốt; hệ thống giao thông trong Làng nghề chưa thuận lợi; việc bố trí quỹ đất để trồng đào phục vụ riêng cho du lịch chưa có; nguồn nhân lực dành cho phát triển du lịch còn hạn chế về kỹ năng và nghiệp vụ…
Các làng nghề thời gian qua đã tích cực nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tự động hóa để gia tăng mức độ đồng nhất của sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng xuất lao động, tiết giảm chi phí. Liên doanh, liên kết sản xuất tiêu thụ, chủ động tham gia chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang là hướng đi mới của các làng nghề ở Việt Nam.
Nếu như trước đây, các làng nghề chỉ có thể phụ thuộc vào các hội chợ hay sự giới thiệu của các cơ quan nhà nước để gặp gỡ đối tác thì bây giờ có thể tìm kiếm sản phẩm của các làng nghề bằng công cụ tìm kiếm internet. Bên cạnh đó, các làng nghề có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dựa trên nền tảng phân tích dữ liệu kỹ thuật số...
Xóm Gò Móc, xã Quyết Thắng (T.P Thái Nguyên), cũng từ lâu nổi tiếng với nghề trồng hoa, cây cảnh và đón Bằng công nhận Làng nghề sinh vật cảnh vào năm 2013. Làng nghề hiện có 40 hội viên, với diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 10ha. Cây cảnh và hoa ở Gò Móc đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng, trong đó có nhiều tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được trưng bày ở nhiều nơi trong và tỉnh. Nhiều du khách tìm đến đây tham quan, thưởng ngoạn các tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh độc đáo. Mặc dù đây là cơ hội để gắn phát triển sản xuất với làm du lịch, nhưng tiềm năng này chưa được khai thác tốt.
Ông Đỗ Ngọc Phùng, Chủ tịch Làng nghề sinh vật cảnh xóm Gò Móc, cho biết: Chúng tôi chưa tạo được điểm nhấn trong không gian làng nghề; chưa quy hoạch các vùng trồng và vẫn trồng theo kiểu “mạnh ai nấy làm”; các hộ chưa tự thiết kế, quy hoạch đất vườn của gia đình thành các khu vực trồng riêng biệt; người dân chưa có kiến thức làm du lịch… Việc xây dựng làng nghề thành các điểm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp đang được nhiều nơi trong cả nước triển khai và đem lại những hiệu quả thiết thực. Không chỉ khai thác được thế mạnh, tiềm năng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cũng như bảo tồn và phát triển các làng nghề.
Chính vì thế, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ làng nghề và người dân để phát triển loại hình này. Trong đó, Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên đã tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về bảo tồn và phát triển làng nghề, nâng cao năng lực quản lý phát triển du lịch các làng nghề cho người dân trên địa bàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Chi cục đã phối hợp tổ chức 6 lớp cho gần 500 học viên là cán bộ quản lý và hội viên tại các làng nghề trên địa bàn.
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên, thông tin, chủ thể của hoạt động du lịch là người dân nông thôn, chính vì thế, chúng tôi đã mở các lớp tuyên truyền cho người dân làng nghề về phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; một số kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; công tác xúc tiến, quảng bá và phát triển du lịch… Đây là những nội dụng quan trọng để giúp người dân có những kỹ năng, kiến thức phát triển du lịch.
Liên Liên
Bình luận
Nổi bật
Cải tiến chất lượng và gia tăng hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp nhờ các bước cơ bản
sự kiện🞄Thứ hai, 28/10/2024, 14:35
(CL&CS) - Theo Viện Năng suất Việt Nam, các công cụ năng suất chất lượng (NSCL) áp dụng trong doanh nghiệp đều nhằm giải quyết các vấn đề về lãng phí, ô nhiễm, rủi ro… Vậy nên, doanh nghiệp khi nhận thấy đơn vị mình đang thiếu, yếu, kém ở mảng nào có thể áp dụng công cụ phù hợp để loại bỏ các vấn đề yếu kém.
Bứt phá trong sản xuất nhờ áp dụng công cụ 5S
sự kiện🞄Thứ hai, 28/10/2024, 14:35
(CL&CS) - Thời gian qua, các hệ thống quản lý như ISO 9000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở thành hệ thống công cụ cải tiến năng suất, chất lượng quen thuộc với doanh nghiệp. Đồng thời, các công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6 Sigma… và công cụ quản lý khác cũng được doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng. Trong đó, công cụ cải tiến năng suất chất lượng 5S được đông đảo doanh nghiệp áp dụng thành công.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 giúp doanh nghiệp cải tiến hoạt động
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/10/2024, 08:06
(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 ra đời đúng thời điểm đáp ứng được các thay đổi to lớn về công nghệ, đa dạng kinh doanh và thương mại toàn cầu. Phiên bản này trở thành tiêu chuẩn hiệu lực, dễ sử dụng và chuyên sâu về Hệ thống quản lý chất lượng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.