Ông Trần Đình Long, Nguyễn Đăng Quang lại trở thành tỷ phú Forbes

(CL&CS) - Nhờ cổ phiếu HPG của Hòa Phát tăng mạnh, ông Trần Đình Long lại lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes thống kê.

Trước đây, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một trong số ít doanh nhân Việt được Forbes công nhận là tỷ phú đô la. Tuy nhiên, khi cổ phiếu HPG giảm sâu, ông Trần Đình Long đã phải rời danh sách này.

Thay vào đó, một vài gương mặt mới xuất hiện như ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco và ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.

Theo chân ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Đăng Quang cũng không còn là tỷ phú đô la khi cổ phiếu MSN của Masan giảm sâu.

Sau thời gian dài ra khỏi danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, ông Trần Đình Long đã trở lại

Sau thời gian dài ra khỏi danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, ông Trần Đình Long đã trở lại

Thế nhưng, trong năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành, cổ phiếu HPG và MSN cùng tăng mạnh đã đưa hai vị doanh nhân này trở lại danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch 20/11/2020, cổ phiếu HPG dừng ở mức 35.700 đồng/CP, tăng 16.470 đồng/CP, tương đương 85,6% so với phiên cuối cùng của năm 2019. Điều đó đồng nghĩa với việc vốn hóa thị trường Hòa Phát cũng tăng 85,6% (tương đương 54.570 tỷ đồng).

Là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát, ông Trần Đình Long chứng kiến khối tài sản khổng lồ của mình phình to hơn. Sau hơn 10 tháng giao dịch, cổ phiếu HPG giúp tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Long tăng 11.529 tỷ đồng lên 24.990 tỷ đồng (khoảng 1,07 tỷ USD).

Còn theo thống kê của Forbes, tại thời điểm 22/11/2020, giá trị tài sản của ông Trần Đình Long lên đến 1,7 tỷ USD. Nhờ vậy, ông Long lọt vào vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam do Forbes bình chọn. Ông Long đứng sau ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet, những người đang lần lượt sở hữu khối tài sản lên đến 6,5 tỷ USD và 2,4 tỷ USD.

Cổ phiếu HPG tăng mạnh nhờ Hòa Phát “vượt bão” Covid-19 thành công. Bất chấp dịch bệnh đe dọa nền kinh tế toàn cầu, Hòa Phát vẫn tăng trưởng rất mạnh. Lợi nhuận sau thuế quý 3/2020 của Tập đoàn lên đến 3.785 tỷ đồng, tăng 110,9% so với quý 3/2019; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 8.845 tỷ đồng, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gia đình ông Long còn giàu hơn nữa nếu tính cả giá trị cổ phiếu HPG thuộc sở hữu của bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long. HPG giúp tài sản của bà Hiền tăng mạnh lên 7.231 tỷ đồng. Nhờ đó, bà Hiền vươn lên vị trí thứ 11 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và là người phụ nữ giàu thứ tư Việt Nam.

Thời gian qua, ông Long không phải đại gia duy nhất cải thiện được vị trí của mình. Sau thời gian dài “bật” ra khỏi danh sách tỷ phú đô la của Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang đã trở lại nhờ MSN tăng mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch 20/11/2020, MSN dừng ở mức 82.000 đồng/CP, tăng 25.500 đồng/CP, tương đương 45,1% so với phiên cuối cùng của năm 2019. MSN đã giúp vốn hóa thị trường Masan có thêm 29.978 tỷ đồng.

Là cổ đông lớn nhất tại Masan, ông Nguyễn Đăng Quang ghi nhận khối tài sản tăng thêm 6.431 tỷ đồng lên 20.679 tỷ đồng (khoảng 885 triệu USD). Có thể thấy, nếu tính giá trị cổ phiếu MSN niêm yết trên thị trường chứng khoán, tài sản của ông Quang không đạt tỷ đô. Thế nhưng, theo cách tính của Forbes, ông Quang đang có 1,3 tỷ USD. Nhờ đó, ông trở lại danh sách tỷ phú đô la của Forbes.

Với 1,3 tỷ USD, ông Nguyễn Đăng Quang đứng ở vị trí 6 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất Việt Nam do Forbes bình chọn. Hiện tại, Việt Nam có 6 tỷ phú đô la.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.