Đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới
(CL&CS) - Một trong những đặc sản Việt Nam đã xuất khẩu trên 30 quốc gia đó là vải thiều, từ hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng phương thức bán hàng, thương mại điện tử... đã đóng góp phần vào thành công chung bức tranh xuất khẩu nông sản nâng cao đời sống người dân.
Ngày 16/6, tại TP Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức diễn đàn “Vietnamese Lychees go global” - “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới".
Mục tiêu thông qua chương trình giới thiệu và quảng bá sản phẩm vải thiều đến các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, báo chí nước ngoài tại Việt Nam; hỗ trợ thúc đẩy mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vải và các sản phẩm được chế biến từ vải ra các thị trường quốc tế mới, tạo ra kênh kết nối mở rộng cho thị trường nông sản Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Việt Nam là xứ sở nhiệt đới, bốn mùa đều có hoa thơm và trái ngọt. Trong đó, vải thiều từ lâu đã trở thành món ẩm thực đặc sản được nhiều khách phương xa hâm mộ mà còn là sứ giả của hòa bình và hữu nghị, từng được lựa chọn như một vật phẩm đặc sắc để phục vụ các hoạt động bang giao quốc tế.
Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông nghiệp mang bản sắc đặc trưng riêng của các tiểu vùng đồi núi, cao nguyên và ven biển... Tuy nhiên sau năm 1989, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nhà cung cấp lớn trên thị trường nông sản thế giới xét về quy mô và phạm vi thương mại, với mức tăng trưởng nông nghiệp bình quân khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Đạt được kết quả đó là nhờ sự đổi mới, quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tái cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với đó là đẩy mạnh xây dựng chương trình nông thôn mới - Ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.
Vải thiều Việt Nam được mùa
Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo được mùa, với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Năm nay, tỉnh Bắc Giang - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn. Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn.
Tại Diễn đàn, ông Trần Văn Quân - Phó Chủ tịch tỉnh Hải Dương chia sẻ câu chuyện về con đường phát triển bền vững của vải thiều Hải Dương.
Thông qua bài tham luận "Sẵn sàng, đảm bảo chất lượng đưa vải thiều Việt Nam ra thế giới", nội dung là việc hướng tới xây dựng thương hiệu vải thiều chất lượng toàn cầu. Từ nhiều năm, tỉnh Hải Dương đã triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng các vùng chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.
Đối với tỉnh Bắc Giang, ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: năm 2021, thị trường xuất khẩu vải thiều của tỉnh đạt 89.300 tấn (chiếm khoảng 41,4% sản lượng). Năm nay, vải thiều của Bắc Giang đã được thu hoạch, tiêu thụ khoảng 25.000 tấn. Sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 60%, sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 40% vào các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia.
Xem thêm:
Vải Thiều Lục Ngạn - Bắc Giang: Sẵn sàng phục vụ thị trường
Vải thiều của Việt Nam cơ bản được sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP. Diện tích vải được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng.
Lời giải cho bài toán xuất khẩu vải thiều Việt Nam
Trong khuôn khổ Diễn đàn, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hợp tác xã trồng vải và các doanh nghiệp xuất khẩu vải đã cùng thảo luận về quy trình trồng trọt và chăm sóc vải thiều ngon và sạch, phát triển thị trường tiêu thụ vải thiều trong phiên tọa đàm chủ đề "Lời giải cho bài toán xuất khẩu vải thiều Việt Nam".
Đề xuất tại chương trình các lãnh đạo địa phương mong muốn được Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ cho việc quảng bá và đưa vải thiều cả nước nói chung tới các thị trường trong và ngoài nước được tốt hơn.
Tuy nhiên, bài toán được đặt ra là tránh câu chuyện được mùa mất giá.
Với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch lại ngắn, việc cần thực hiện đó là kết nối giao thương, mở rộng thị phần sẵn có, tìm kiếm thị trường mới và đa dạng kênh phân phối. Đặc biệt, mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều để gia tăng giá trị của quả vải, nâng cao thu nhập của người dân và góp phần phát triển kinh tế địa phương là mục tiêu cấp thiết được đặt lên hàng đầu.
Để đạt được mục tiêu về kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Chất lượng vải thiều là điều thị trường yêu cầu, thì đòi hỏi người dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau hợp lực để xây dựng được chuỗi các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn của thị trường.
Văn Trì
- ▪Vải Thiều Lục Ngạn - Bắc Giang: Sẵn sàng phục vụ thị trường
- ▪Bắc Giang triển khai kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản năm 2022
- ▪Nhân rộng các chuỗi nông sản an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững
- ▪Hoàn thiện chính sách về đất đai để tạo động lực mới cho phát triển ngành nông nghiệp
Bình luận
Nổi bật
Long An: Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP sẽ diễn ra vào ngày 28/11/2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:55
(CL&CS) - Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Long An vào sáng ngày 28/11/2024, tại Hội trường Thống Nhất tỉnh. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động trong Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16
(CL&CS) - Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16
(CL&CS) - Chiều 20/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc và Lễ ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc”.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.