Nông, lâm, thủy sản phấn đấu đạt 44 tỷ USD trong năm 2021
(CL&CS) - Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam năm 2021 phải đạt khoảng 44 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%; có ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Ngành nông nghiệp tiếp tục phấn đấu trở thành lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Bên cạnh đó, năm 2021, ngành NN&PTNT phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,7 - 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản từ 2,8 - 3,1%.
Ngành NN&PTNT nhận định rõ năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Trước bối cảnh đó, ngành NN&PTNT xác định rõ những thách thức cụ thể phải đối diện. Đó là đại dịch COVID -19 tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt; dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và dịch tả lợn châu Phi cần thời gian dài để xử lý và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, xuất khẩu, cũng như tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai dị thường, hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống của người dân. Từ đó, đòi hỏi toàn ngành vừa cần có những giải pháp ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Bộ sẽ xây dựng chương trình hành động với các giải pháp đồng bộ, sáng tạo và thể hiện quyết tâm cao nhất nhằm góp phần đạt được kết quả tốt nhất và thúc đẩy sự nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta phát triển.
Theo đó, toàn ngành NN&PTNT sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của từng vùng miền. Đồng bộ hóa các giải pháp và chương trình, kế hoạch hành động phát triển nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn phồn thịnh, văn minh.
Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Ngành NN&PTNT xác định cần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo hiệu quả; phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh, đẩy mạnh nghiên cứu, đánh giá, sản xuất vắc xin phòng dịch.
Xuất khẩu nông sản Việt Nam về đích với con số ấn tượng 41,25 tỷ USD năm 2020. Kết quả xuất khẩu lâm sản đạt ở mức rất cao với 13,17 tỷ USD – cao nhất từ trước đến nay và tăng tới 16,4% so với năm 2019.
Năm 2020, ngành NN&PTNT đã duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, riêng 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, hạt điều, gạo). Đây là kết quả rất đáng ghi nhận của ngành NN&PTNT trong năm qua khi thị trường thế giới có nhiều biến động.
Nguyễn Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Bộ Y tế thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm của 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 11:33
(CL&CS) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, đơn vị đã có liên tiếp các quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 3 công ty khác nhau.
CMC khởi công tổ hợp không gian sáng tạo quy mô 300 triệu USD tại Hà Nội
sự kiện🞄Thứ hai, 02/06/2025, 15:57
(CL&CS) - Chiều 1/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Tổ hợp không gian sáng tạo CMC (CMC Creative Space – CCS Hà Nội), sự kiện đánh dấu bước ngoặt chiến lược của Tập đoàn Công nghệ CMC không chỉ về quy mô đầu tư mà còn về định hướng phát triển dài hạn.
[Longform] Nhận diện thị trường bất động sản 2025: Áp lực hiện tại và kỳ vọng “bứt phá” trong tương lai?
sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:47
Sau giai đoạn dài trầm lắng và chịu nhiều tác động từ yếu tố vĩ mô lẫn nội tại ngành, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều kỳ vọng nhưng cũng không ít thách thức. Từ những phân khúc rơi vào tình trạng "đóng băng" đến nỗ lực gỡ nút thắt pháp lý, khơi thông dòng vốn – bức tranh toàn cảnh hiện tại cho thấy một thị trường đang trên hành trình tìm lại sự cân bằng. Trong bối cảnh đó, đâu là lực đẩy giúp thị trường phục hồi, và triển vọng nào đang mở ra trong tương lai gần?
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.