Thứ năm, 10/03/2022, 14:39 PM

Những giải pháp bền vững để bảo vệ môi trường làng nghề

(CL&CS) - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hiện đang thực hiện đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề lần 2 để làm cơ sở công bố danh mục làng nghề bị ô nhiễm cần xử lý (giai đoạn 2020 - 2030) và đề xuất giải pháp và phương án tiếp tục triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề TP. Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay Hà Nội có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm 56% số làng ở khu vực nông thôn. Với quy mô như vậy Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với đa dạng các ngành nghề. 

Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa kinh tế nông thôn đồng thời góp phần vào công cuộc bảo tồn các giá trị truyền thống.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong những năm qua, sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành nghề cùng với sự năng động sáng tạo của người dân nên nghề và làng nghề được khôi phục, củng cố và ngày càng phát triển. Nhiều nghề, làng nghề được khôi phục và phát triển nhanh, bền vững, như nghề thêu, ren, dệt lụa, gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan... và các ngành nghề khác như: Bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh, dệt may... đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sự chuyển biến tích cực đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, thu hẹp sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đồng thời, củng cố, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

imager_1_7464_700

Hiện nay, các làng nghề Hà Nội định hình và phát triển theo 5 xu thế cơ bản: Phát triển thành các cụm công nghiệp làng nghề; Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; Phát triển, bảo tồn và khôi phục các làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong nước; Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống hướng tới thị trường quốc tế và Phát triển làng nghề mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển mạnh của các làng nghề cũng tạo ra một số mặt tiêu cực đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề.

Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề TP. Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay Hà Nội có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm 56% số làng ở khu vực nông thôn. Với quy mô như vậy Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với đa dạng các ngành nghề. 

Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa kinh tế nông thôn đồng thời góp phần vào công cuộc bảo tồn các giá trị truyền thống.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong những năm qua, sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành nghề cùng với sự năng động sáng tạo của người dân nên nghề và làng nghề được khôi phục, củng cố và ngày càng phát triển. Nhiều nghề, làng nghề được khôi phục và phát triển nhanh, bền vững, như nghề thêu, ren, dệt lụa, gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan... và các ngành nghề khác như: Bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh, dệt may... đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sự chuyển biến tích cực đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, thu hẹp sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đồng thời, củng cố, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Hiện nay, các làng nghề Hà Nội định hình và phát triển theo 5 xu thế cơ bản: Phát triển thành các cụm công nghiệp làng nghề; Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; Phát triển, bảo tồn và khôi phục các làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong nước; Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống hướng tới thị trường quốc tế và Phát triển làng nghề mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển mạnh của các làng nghề cũng tạo ra một số mặt tiêu cực đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề.

Hoàng Hiệp

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai

sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 15:22

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 76/CĐ-TTg ngày 28/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai trong thời gian tới.

Nghệ An: Ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2026-2030

Nghệ An: Ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2026-2030

sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 08:46

(CL&CS)- Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An ký Quyết định số 1415/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026-2030.

Hà Nội đặt mục tiêu tiết kiệm 2,2% tổng điện năng tiêu thụ năm 2025

Hà Nội đặt mục tiêu tiết kiệm 2,2% tổng điện năng tiêu thụ năm 2025

sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 08:32

(CL&CS)- Hà Nội đặt mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ trong năm 2025, tương đương 1,6-1,8% so với nhu cầu dự báo.