Nhiều doanh nghiệp gặp khó với nhà ở xã hội

Theo thông tin từ Bộ xây dựng, quỹ đất tiến hành xây dựng nhà ở xã hội còn nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp đề xuất không làm dự án. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư còn không muốn xây dựng vì vướng thủ tục hành chính.

Nhiều doanh nghiệp nản lòng

Theo nhiều doanh nghiệp, dù rất muốn triển khai các dự án nhà ở xã hội nhưng còn vướng nhiều thủ tục hành chính nên việc tiếp cận đầu tư không dễ. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp nản lòng không muốn đầu tư xây dựng.

thủ tục làm nhà ở xã hội
Có quỹ đất nhưng doanh nghiệp vẫn không mặn mà với nhà ở xã hội vì vướng thủ tục

Ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành cho biết, doanh nghiệp làm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội chỉ cần Nhà nước hỗ trợ về thủ tục pháp lý là mỗi năm có thể ra khoảng 1.000 căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, thủ tục hành chính xin giấy phép làm nhà ở xã hội còn lâu hơn nhà ở thương mại vì không có một quy trình riêng, quy chuẩn riêng. Doanh nghiệp còn bị làm khó đủ đường như bị kiểm tra kỹ hơn dẫn đến mất nhiều thời gian hơn.

Ông Nghĩa cho hay: “Thông thường khi làm nhà ở thương mại thì thủ tục pháp lý là 3 năm, thêm 2 năm xây dựng là 5 năm hoàn thành xong dự án. Trong khi đó, làm nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp 5 năm chưa xong thủ tục, còn bị làm khó thì doanh nghiệp không muốn làm”. Ông cũng lấy ví dụ tại dự án của đơn vị, khi dự án đã xây dựng xong, cho dân vào ở mà không được cho vay ưu đãi. Thậm chí, doanh nghiệp còn chưa được ban hành quyết định miễn tiền sử dụng đất dù đã gửi công văn rất nhiều lần.

Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch Tập đoàn Nam Long cho biết vấn đề thủ tục hành chính thời gian qua vẫn đang là rào cản với nhiều dự án nhà ở xã hội. Đơn cử như tại TP HCM, 2 dự án nhà ở xã hội là Lê Thành An Lạc và Lê Thành Tân Kiên đã vướng mắc mấy năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ở dự án Lê Thành An Lạc, chủ đầu tư vướng phải loạt khó khăn về miễn tiền sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vay vốn ưu đãi, thế chấp dự án để vay vốn ngan hàng, chính sách thuế.

Ở dự án Lê Thành Tân Kiên theo quy hoạch phát triển nhà ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, chủ đầu tư đã nộp hồ sơ xin quyết định đầu tư dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư từ tháng 3/2019 đến nay đã 2 năm nhưng vẫn chưa có “Quyết định chủ trương đầu tư” do vướng các khâu về chỉ tiêu quy hoạch và ranh đất thực hiện dự án.

Chính vì những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp mà tiến độ thực hiện theo kế hoạch không được triển khai đúng lộ trình khiến nhiều chủ đầu tư nản chí, không muốn rót vốn đầu tư nhà ở xã hội.

Cần cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2021-2030 sẽ cần ít nhất 35 triệu m2 sàn nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại đô thị và 22 triệu m2 sàn cho công nhân khu công nghiệp. Thực tế cho thấy, các chủ đầu tư lại không có mặn mà với loại hình nhà ở xã hội khiến người có thu nhập thấp và trung bình khó tiếp cận nhà ở. Lý do phần nhiều đến từ thục tục hành chính quá rườm rà, việc chờ đợi, kiểm tra thông tin quá lâu.

Các chuyên gia cho rằng, cần có biện pháp để tháo gỡ vấn đề này như rà soát lại các quy định của pháp luật khi lực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thời gian phê duyệt cần đảm bảo nhưng phải đúng quy trình, tránh lợi ích nhóm. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương về giá đất hay các loạt biện pháp nhằm hạn chế chi phí xây dựng.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội đã đề xuất Chính phủ và chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng bằng nguồn tài chính ứng trước của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ nhận hoàn lại tiền bằng hình thức đối trừ thuế thu nhập  cá nhân, thuế VAT, thuế doanh nghiệp. Đồng thời, cần có những tiêu chí, yêu cầu doanh nghiệp cam kết về chất lượng, tiến độ thực hiện và giá cả.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết có thể cải tiến thủ tục, có thủ tục thực hiện song song hay giản lược, nhưng ông quan ngại hậu quả có thể phát sinh, thà làm chắc trước còn hơn hậu quả về sau. Ông khuyến nghị các địa phương cần phải quyết liệt hơn trong việc thực hiện, làm rõ các bước thủ tục, xác định chịu trách nhiệm ở từng bộ phận.

Bình luận

Nổi bật

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

(CL&CS) - Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:38

(CL&CS) - Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.