Người nhiễm HIV có nên tiêm ngừa Covid-19?
(CL&CS) - Hiện nay, người nhiễm HIV thuộc diện ưu tiên tiêm ngừa Covid-19 tại Việt Nam.

Người nhiễm HIV thuộc diện ưu tiên tiêm ngừa vắc xin Covid-19. Ảnh minh họa
BS Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) chia sẻ, có ba lý do quan trọng mà người nhiễm HIV cần và nên được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.
Đầu tiên, người có HIV thuộc nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin. Nhiễm HIV là một tình trạng mãn tính, người có HIV thuộc nhóm có bệnh mãn tính, nếu bị mắc Covid sẽ có nguy cơ diễn biến nặng. Bộ Y tế Việt Nam, trong quyết định 1210/2021 QĐ-BYT ngày 9/2/2021, đã xác định người có bệnh mãn tính là một trong 11 nhóm ưu tiên để tiêm vắc-xin Covid. Cục trưởng Cục Phòng chống AIDS Việt Nam PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long đã khẳng định lại điều này trong cuộc họp thảo luận về đề xuất của Việt Nam nộp cho Quỹ Toàn cầu để ứng phó với Covid-19 vào ngày 9/6 vừa rồi.
Trước đây, có những lời đồn đoán rằng thuốc ARV có tác dụng ngăn ngừa Covid-19, cho đến nay, trên thế giới chưa có bằng chứng nào được thừa nhận cho nhận định này. Các loại vắc xin Covid đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt đều an toàn cho người bị suy giảm miễn dịch. Một số vắc xin như AstraZeneca (của Vương quốc Anh, được sản xuất ở nhiều nước, đang được dùng ở Việt Nam) và Pfizer (của Mỹ và Thuỵ Sỹ sẽ về Việt Nam trong thời gian tới) đều đã được thử nghiệm trên một số người có HIV và cho thấy là an toàn.
Các vắc xin này không sử dụng virus sống mà sử dụng các vật liệu di truyền của Covid-19. Các vật liệu di truyền này không thể tự nhân lên nên cho dù cơ thể có miễn dịch yếu cũng không sợ là vắc-xin sẽ sinh ra virus trong người mình. Nên các loại vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đang được sử dụng tại Việt Nam hoàn toàn có thể tiêm được cho người có HIV.
Các loại vắc-xin đã được phê duyệt không có tương tác với thuốc ARV nên những người nhiễm HIV đang uống ARV sẽ không có tương tác thuốc, từ đó không làm giảm hiệu quả điều trị. Thông tin chính thức do WHO công bố liên quan đến vắc-xin và người nhiễm HIV.
Theo SCDI, thời gian gần đây có nhận một số phản hồi của người nhiễm HIV rằng các bạn bị cán bộ y tế địa phương từ chối tiêm vắc xin khi biết bạn có HIV. Điều này có thể hiểu được ở giai đoạn đầu của chương trình, một số cán bộ y tế có thể lo lắng là xảy ra phản ứng khi tiêm vắc xin ở những người có bệnh nền và không xử lý kịp nên họ từ chối. Nhưng đến lúc này, Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ và chuẩn bị các phương án xử lý khi có phản ứng nên cán bộ y tế không có lý do gì để từ chối tiêm vắc xin cho người có HIV. Điều này có thể coi là hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử và vi phạm đến Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng như đi ngược lại chủ trương không bỏ ai lại phía sau trong lộ trình phổ cập vắc-xin ngừa Covid-19.
Nguyễn Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Ngành y tế Hà Nội tăng cường giám sát, phát hiện các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn
sự kiện🞄Thứ sáu, 04/04/2025, 14:52
(CL&CS) - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Hà Nội được kiểm soát; một số dịch bệnh có xu hướng gia tăng như sởi, tay chân miệng...
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
sự kiện🞄Thứ sáu, 04/04/2025, 07:19
(CL&CS) - Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Bộ Y tế đặt hàng 23 đề tài khoa học ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ, phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị
sự kiện🞄Thứ tư, 02/04/2025, 12:12
(CL&CS) - Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt danh mục đặt hàng 23 đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Y tế lĩnh vực nghiên cứu phát triển, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ, phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ở người.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.