Thứ bảy, 12/08/2023, 14:32 PM

Ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

(CL&CS) - Giao nhiệm vụ cụ thể cho Tổng cục Thuế về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính lưu ý Tổng cục Thuế phối hợp với Vụ Chính sách Thuế, Vụ Ngân sách nhà nước đề xuất ý kiến về việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong trường hợp cần thiết.

Bộ Tài chính yêu cầu các đơ n vị triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách tài khóa đã được ban hành. Ảnh: H.Anh

Bộ Tài chính yêu cầu các đơ n vị triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách tài khóa đã được ban hành. Ảnh: H.Anh

Khẩn trương rà soát các quy định pháp luật về hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa có Thông báo số 676/TB-BTC về phân công triển khai thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Theo đó, Lãnh đạo Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được ban hành.

Trong đó, đối với Tổng cục Thuế, Lãnh đạo Bộ Tài chính giao chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan khẩn trương rà soát các quy định pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng để sửa đổi, hướng dẫn trong trường hợp cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi, thủ tục nhanh, gọn cho doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thuế giá trị gia tăng nhanh nhất cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu trình Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền đảm bảo thời gian. Đồng thời, trong quý 4/2023, Tổng cục Thuế phải hoàn thành việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi Nghị định số 132/2020/NĐ-CP tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất liên quan đến quy định quản lý thuế đối với giao dịch có liên kết, trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, trong tháng 9/2023, Tổng cục Thuế phải hoàn thành việc báo cáo Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách giảm thuế GTGT, trong đó, lưu ý Tổng cục Thuế phối hợp với Vụ Chính sách Thuế, Vụ Ngân sách nhà nước để đề xuất ý kiến về việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách trong trường hợp cần thiết.

Bộ Tài chính cũng giao Vụ Chính sách thuế chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Ngân sách nhà nước và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về thuế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật về ưu đãi thuế.

Đề xuất các chính sách hỗ trợ về tài khóa nhưng không ảnh hưởng đến an toàn nợ công

Tại thông báo này, Bộ Tài chính giao Vụ Đầu tư, Kho bạc Nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị mình, giúp Bộ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ công tác thanh, quyết toán, kiểm soát chi, đẩy nhanh thủ tục giải ngân vốn đầu tư công.

Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế... được giao tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài khóa nhưng không ảnh hưởng đến an toàn nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia gắn với sử dụng vốn có hiệu quả.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu, trong tháng 10/2023, Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình Bộ để báo cáo Chính phủ về tình hình triển khai Nghị định số 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 08/2023/NĐ-CP, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ (nếu cần thiết) để phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn.

Song song với đó, tính toán mức, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vốn, phát hành trái phiếu chính phủ phù hợp theo tiến độ thu, chi, giải ngân vốn đầu tư công để kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ vay và ổn định, an toàn, bền vững tài chính quốc gia.

Ngoài ra, Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Sở GDCK Việt Nam chỉ đạo Sở GDCK Hà Nội và các đơn vị liên quan vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ an toàn, hiệu quả; theo dõi tình hình đáo hạn, việc trả nợ, đàm phán gia hạn thời gian trả nợ của từng doanh nghiệp, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Tài chính cũng giao Tổng cục Dự trữ Nhà nước hoàn thành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, tập trung nguồn lực để khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quý 4/2023.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.