Ngành hàng không thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí 2022
(CL&CS) - Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Như vậy, các cơ quan, đơn vị trực thuộc sẽ thực hiện cắt giảm bình quân 10% dự toán chi thường xuyên, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư
Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN), việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm phải đúng trình tự, nội dung, đối tượng, thời gian, định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bảo đảm công khai, minh bạch.

Ngành hàng không cắt giảm 10% dự toán chi thường xuyên.
Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, phí, lệ phí chuyên ngành hàng không theo đúng Luật Ngân sách nhà nước, Luật Phí, lệ phí và thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với cơ quan nhà nước theo quy định. Các đơn vị phải chủ động cân đối, sắp xếp nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện nhiệm vụ.
Xem thêm: Tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn giao thông hàng không trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5
Trên cơ sở dự toán NSNN, phí, lệ phí chuyên ngành hàng không được giao trong năm, số thực hiện năm trước, các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung chi cụ thể như: văn phòng phẩm, cước phí thông tin liên lạc, sử dụng điện, nước, xăng dầu, vật tư làm thẻ, phôi thẻ, công tác phí, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi mua sắm, sửa chữa, tài sản, trang thiết bị làm việc, đầu tư xây dựng các dự án, quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ...
Ngoài ra, cần triệt để tiết kiệm chi thường xuyên và cắt giảm bình quân 10% dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước so với năm 2021(không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp cho người lao động theo quy định) để tạo nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid – 19.
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Cục hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tập trung thực hiện một số nội dung: tăng cường các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, đúng tiến độ thực hiện dự án, sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao.
Trưởng các phòng nghiệp vụ, chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan đến quản lý đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, trước pháp luật về tình trạng lãng phí xảy ra đối với công trình, dự án do mình quản lý, tham mưu thẩm tra, tham mưu phê duyệt thực hiện
Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư công theo đúng quy định của Nhà nước đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả; đảm bảo chất lượng và tiến độ của công tác quyết toán dự án hoàn thành theo đúng kế hoạch được Bộ Giao thông vận tải giao; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các khâu của quá trình đầu tư, đấu thầu. Từ đó kịp thời phát hiện ra những sai phạm và tránh thất thoát, lãng phí.
Trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công, cần triển khai đồng bộ Luật Quản lý tài sản công và các văn bản hướng dẫn; tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Nghị định số 67/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP, bảo đảm tài sản công sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn định mức theo chế độ quy định
Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, công khai, minh bạch; tổ chức rà soát, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan; tổ chức xử lý tài sản công theo đúng pháp luật không để lãng phí, thất thoát tài sản công.
Trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động, thực hiện nghiêm chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, giảm đầu mối, điều chỉnh dứt điểm các vấn đề còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, gắn với tinh giảm biên chế nhằm nâng cao hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
Xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tăng cường kỷ luật công vụ; kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Minh bạch hóa quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chất lượng và bảo đảm hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ.
Cục HKVN yêu cầu các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xây dựng và ban hành: Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của đơn vị mình trong đó cần cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí của mình; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cũng như những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra.
Văn Trì
- ▪Tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn giao thông hàng không trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5
- ▪Cục Hàng không Việt Nam: Các hoạt động của Bamboo Airways vẫn đang diễn ra bình thường
- ▪Động thổ dự án Cảng hàng không Sa Pa gần 7.000 tỷ đồng
- ▪Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa.
Bình luận
Nổi bật
Giá đất tăng “nóng”: Nhìn nhận cơ hội và rủi ro, liệu “bong bóng” bất động sản có xuất hiện?
sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 19:19
Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ tại một số khu vực ven Hà Nội và các tỉnh lân cận. Việc giá đất các tỉnh thành hiện tăng mạnh trong thời gian ngắn khiến các nhà đầu tư dấy lên lo ngại về nguy cơ xuất hiện 'bong bóng' bất động sản.
Shophouse: Từng là “viên ngọc quý” trong mắt nhà đầu tư nhưng vì sao dần bị mất giá?
sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 19:19
Nhà mặt phố, shophouse từng được xem là 'gà đẻ trứng vàng' nhưng đang dần mất đi sức hút, nhiều căn trị giá hàng triệu đô chỉ mang về vài chục triệu đồng tiền thuê mỗi tháng, thậm chí bị bỏ không suốt thời gian dài.
Tăng tốc cùng doanh nghiệp SME, HDBank được The Asian Banker vinh danh dịch vụ tài chính số tốt nhất
sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 17:08
(CL&CS) - Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.