Nâng tầm giá trị bao bì sản phẩm bằng tiêu chuẩn GMI
(CL&CS) - Trong ngành công nghiệp bao bì, tiêu chuẩn GMI là một chứng nhận quan trọng để kiểm soát tính nhất quán trong chất lượng in ấn, từ đó đảm bảo tốt giá trị sản phẩm ra thị trường.
Tiêu chuẩn GMI là gì
Tiêu chuẩn GMI (viết tắt của Graphic Measures International). Đây là một tổ chức đo lường hàng đầu thế giới về quy trình kiểm soát chất lượng in ấn bao bì. GMI là một hệ thống tiêu chuẩn hóa mà các thương hiệu sử dụng để đánh giá chất lượng và tính nhất quán của các sản phẩm in ấn.
Trong lĩnh vực sản xuất bao bì xuất khẩu và in ấn, việc đạt các chứng nhận như GMI, ISO 12647, GATF, Gracol, PSO… là rất quan trọng đối với các công ty bao bì. GMI, như một ví dụ, được coi là một bước quan trọng để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt với các khách hàng tại thị trường Hoa Kỳ như Walgreens, Target, Lowe’s, Home Depot, CVS và Mondelez.

Tiêu chuẩn GMI đảm bảo tính nhất quán cho các sản phẩm in ấn
Chứng nhận GMI đánh giá các thành phần quan trọng bao gồm kiểm soát quy trình và tài liệu, bảo trì thiết bị, quy trình đào tạo, năng lực của người vận hành và hiệu suất của thiết bị. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm được bảo quản và vận chuyển một cách an toàn, đồng thời còn tạo ra ấn tượng tích cực về sản phẩm đối với khách hàng.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn GMI
GMI giúp kiểm soát các biến số và đảm bảo tính toàn vẹn của thương hiệu thông qua chứng nhận máy in, đo lường mẫu trong quá trình sản xuất và đánh giá bao bì tại cửa hàng.
Tiêu chuẩn GMI dựa trên ISO 12647 – một trong các tiêu chuẩn tốt nhất trong ngành in. GMI lấy các tiêu chuẩn này và áp dụng một hệ thống tính điểm cho chúng. Các thương hiệu có thể chọn các chỉ số mà họ muốn theo dõi và GMI đặt các tham số cho từng chỉ số. Trong quá trình in ấn bao bì, GMI sẽ kiểm tra các mẫu in và đánh giá điểm, điểm sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 3, cụ thể:
- 0 là lý tưởng, không có sai sót.
- 1 và 2 chỉ ra những sai sót nhỏ.- 3 biểu thị lỗi lớn với toàn bộ lệnh in.
Từ đó, giúp cách doanh nghiệp có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra, tăng giá trị và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm, ngoài ra còn định vị và củng cố vị thế của mình tại thị trường trong nước và quốc tế, Mặt khác, việc đạt được chứng nhận GMI đồng nghĩa với việc đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường.
Để đạt được chứng nhận GMI, các doanh nghiệp sản xuất bao bì cần phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường đối với sản phẩm bao bì của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào các công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng tốt hơn, đồng thời cần phải thực hiện một quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm bao bì được đánh giá cao.
Theo VietQ.vn
- ▪Phát triển cây cà phê theo hướng bền vững, đảm bảo tiêu chuẩn
- ▪Từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn vật liệu xây dựng xanh, đáp ứng yêu cầu thị trường
- ▪Áp dụng khoa học kỹ thuật trồng dưa hấu: Chất lượng đảm bảo, năng suất cao hơn
- ▪Quyết liệt kiểm soát, ngăn chặn phân bón giả, không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Bình luận
Nổi bật
Kết hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 42001 và RAM - hướng phát triển bền vững AI toàn diện hơn
sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 13:58
(CL&CS) - Việc kết hợp Khung đánh giá mức độ sẵn sàng AI của UNESCO với tiêu chuẩn ISO/IEC 42001:2023 giống như một hướng đi bền vững cho sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) toàn diện hơn.
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương
sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 07:55
Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả
sự kiện🞄Chủ nhật, 15/06/2025, 15:27
(CL&CS) - Theo ông Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, điều kiện tiên quyết để duy trì phát triển ngành nông sản hiện nay vẫn là phải xử lý triệt để các cảnh báo kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề tồn dư hóa chất, tránh để trở thành rào cản lâu dài cho các mặt hàng hóa Việt.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.