Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt
Thứ tư, 05/06/2024, 11:18 AM

Nâng cao nhận thức trở thành người tiêu dùng thông thái trên môi trường thương mại điện tử

(CL&CS) - Bộ Công Thương đã có giải pháp, đồng thời cũng chủ động xây dựng, ban hành đề án, tập trung các nguồn lực phát triển, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng.

Tiếp tục phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, sáng ngày 5/6, tại Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình băn khoăn, hiện nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng ngày càng hoàn thiện.

Tuy nhiên, quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được đảm bảo, thậm chí có lúc bị xâm hại hay lợi dụng, gây ra nhiều thiệt hại đối với người tiêu dùng nói chung và niềm tin của khách hàng nói riêng.

040620240404-z5506855212568-6bee5d27a3b67dc61cf773ff8b0268b2

 Quang cảnh Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV (ảnh T.H)

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp.

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách, trong đó có xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật này nêu rất rõ quyền lựa chọn sản phẩm hàng hoá dịch vụ; quyền kinh doanh theo nhu cầu thực tế quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch; quyền kiểm tra hàng hoá trước khi giao nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng…

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền phổ biển thông tin cho người tiêu dùng như tổ chức các cuộc thi qua nhằm phổ biến chính sách. “Chúng tôi chủ yếu tập trung vào đối tượng học sinh, sinh viên và nhóm người yếu thế để tập huấn nhằm nâng cao nhận thức trở thành người tiêu dùng thông thái trên môi trường thương mại điện tử”, Bộ trưởng thông tin thêm.

Thứ ba, xây dựng Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng; xây dựng cơ sở tiếp nhận thông tin và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý khi vi phạm.

“Nói cách khác bằng các biện pháp trên, cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ người tiêu dùng nhận diện và phòng tránh rủi ro và ngày càng thông thái hơn trên môi trường thương mại điện tử”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề hoạt động thương mại điện tử thời gian qua đã và đang bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ và lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các hành vi này ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động. Đại biểu đề nghi Bộ trưởng cho biết giải pháp để hạn chế, ngăn chặn hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này? Qua đó hướng tới phát triển thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội) nêu câu hỏi liên quan đến vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin cá nhân, các trường hợp vi phạm dữ liệu cá nhân và gian lận thương mại. Đây là vấn đề khiến cử tri lo lắng, do dự khi tiến hành thanh toán trực tuyến…

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hoạt động thương mại điện tử đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn đó là: người tiêu dùng phải đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng, tính an toàn thấp chưa được kiểm soát chặt chẽ đã và đang bao vây, sẵn sàng đổ bộ vào nước ta, ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng; thách thức thứ ba là thất thu thuế.

Trong đó, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân, mua bán, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng tuy không phổ biến nhưng thời gian qua Bộ Công thương đã nhận diện rõ vấn đề này; đã nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định 55 hướng dẫn thi hành luật, trong đó có bổ sung nhiệm vụ tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, như phải xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh của người tiêu dùng.

Ngày 1-7-2024, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, hy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ, ngành chức năng tham mưu Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Theo đó, tách bạch giữa luồng hàng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán hàng nước ngoài qua kênh này; tăng cường kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng nhập qua thương mại điện tử...

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao nhận thức trở thành người tiêu dùng thông thái trên môi trường thương mại điện tử

Nâng cao nhận thức trở thành người tiêu dùng thông thái trên môi trường thương mại điện tử

sự kiện🞄Thứ tư, 05/06/2024, 11:18

(CL&CS) - Bộ Công Thương đã có giải pháp, đồng thời cũng chủ động xây dựng, ban hành đề án, tập trung các nguồn lực phát triển, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng.

Bộ Công thương: Thường xuyên khuyến nghị đến người sản xuất trong nước chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm

Bộ Công thương: Thường xuyên khuyến nghị đến người sản xuất trong nước chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm

sự kiện🞄Thứ tư, 05/06/2024, 07:58

(CL&CS) - Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Công an xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm các quy định của pháp luật toàn diện các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

Số hóa sản phẩm OCOP

Số hóa sản phẩm OCOP

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 16:55

(CL&CS) - Việc số hoá sản phẩm OCOP góp phần quản lý dữ liệu, quảng bá, phát triển thương mại sản phẩm OCOP trên thị trường. Từ đó, xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.