Thứ ba, 08/07/2025, 04:32 AM

Nâng cao năng suất toàn diện cho doanh nghiệp Việt nhờ áp dụng NPS

(CL&CS) - Trong hành trình nâng cao năng suất và chất lượng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tìm đến những công cụ quản lý hiện đại, trong đó NPS (Net Promoter Score) nổi lên như một giải pháp hiệu quả không chỉ để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng mà còn giúp tái thiết lập quy trình, cải tiến toàn diện, từ đó nâng cao năng suất.

NPS là một công cụ đo lường hiệu quả để đánh giá mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi NPS, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về cảm nhận và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược phát triển khách hàng hiệu quả.

giấy

Doanh nghiệp tạo ra các chiến lược phát triển

Một trong những ưu điểm quan trọng của việc tính toán NPS là khả năng dự đoán sự phát triển và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Các Promoters, tức là những khách hàng rất hài lòng, thường có thể tạo ra một hiệu ứng lan tỏa tích cực, từ việc giới thiệu sản phẩm cho người khác đến việc tạo ra sự phát triển đáng kể trong doanh số bán hàng và lợi nhuận.  Ngược lại, các Detractors, tức là những khách hàng không hài lòng, có thể gây ra các vấn đề và thậm chí làm giảm doanh số bán hàng nếu không được giải quyết kịp thời.

Thoạt nhìn, NPS có vẻ thuần túy là một công cụ marketing nhưng khi áp dụng sâu vào quản trị, doanh nghiệp nhận ra rằng NPS phản ánh chính xác chất lượng sản phẩm, hiệu quả dịch vụ hậu mãi, mức độ vận hành quy trình và thậm chí là năng lực đáp ứng của toàn bộ bộ máy. Từ đó, NPS trở thành “kim chỉ nam” để doanh nghiệp cải thiện toàn diện, nâng cao năng suất từ gốc rễ.

giấy 2

Thành công từ việc tiên phong ứng dụng NPS để cải thiện hiệu quả sản xuất và dịch vụ khách hàng

Các chuyên gia năng suất đã chứng minh rằng doanh nghiệp có NPS cao thường sở hữu quy trình sản xuất, cung ứng tinh gọn, ít lãng phí, nhân viên tận tâm hơn, khách hàng trung thành hơn, giúp giảm chi phí bán hàng và tăng doanh thu. Đây cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bắt đầu áp dụng NPS như một công cụ quản trị năng suất toàn diện.

Ví dụ cụ thể doanh nghiệp thành công là Công ty CP Giấy Việt Phong là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng NPS để cải thiện hiệu quả sản xuất và dịch vụ khách hàng. Trước năm 2021, Việt Phong gặp nhiều khó khăn do khách hàng phàn nàn về độ trắng của giấy không đồng đều, nhiều cuộn giấy bị rách mép, thời gian giao hàng chậm so với cam kết. Dù máy móc mới được đầu tư, năng suất của nhà máy vẫn thấp hơn các đối thủ cùng ngành, tỷ lệ khiếu nại cao khiến nhiều hợp đồng xuất khẩu có nguy cơ bị hủy.

Ban lãnh đạo công ty quyết định khảo sát NPS định kỳ đối với các nhà phân phối và khách hàng lớn trong nước. Kết quả NPS trung bình chỉ đạt 19 điểm, cho thấy mức độ trung thành rất thấp. Phân tích sâu phản hồi từ khách hàng cho thấy họ đánh giá cao năng lực sản xuất của Việt Phong, nhưng phàn nàn về tính đồng đều chất lượng, dịch vụ hậu mãi kém và quy trình giao hàng rườm rà.

 Dữ liệu NPS được coi là chỉ số điều hành quan trọng, gắn với KPI của từng bộ phận sản xuất, kho vận và chăm sóc khách hàng. Quy trình kiểm tra chất lượng giấy được siết chặt ngay tại chuyền thay vì hậu kiểm. Bộ phận kho vận bố trí lại tuyến giao hàng, đầu tư phần mềm quản lý lộ trình để đảm bảo đúng thời gian. Đồng thời, công ty đào tạo lại đội ngũ chăm sóc khách hàng để xử lý khiếu nại nhanh và hiệu quả.

Sau 9 tháng triển khai cải tiến dựa trên phản hồi NPS, Việt Phong ghi nhận kết quả khả quan: chỉ số NPS tăng từ 19 lên 55, tỷ lệ khiếu nại giảm hơn một nửa, năng suất lao động tăng gần 15%, số đơn hàng xuất khẩu tăng 20% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, Việt Phong giữ chân được nhiều khách hàng lớn và ký thêm hợp đồng dài hạn với đối tác Hàn Quốc.

Việc Công ty Giấy Việt Phong mạnh dạn áp dụng NPS không chỉ giúp họ tìm ra những phương pháp tối ưu và khơi dậy tinh thần cải tiến liên tục trong toàn bộ hệ thống. Khi doanh nghiệp thực sự lắng nghe khách hàng, hành động dựa trên dữ liệu và kiên định với mục tiêu chất lượng, năng suất sẽ không chỉ là con số trên báo cáo mà còn là niềm tin vững chắc từ thị trường, thước đo chân thực nhất cho năng suất toàn diện, mở ra cánh cửa cho những bước phát triển bền vững và dài lâu.

Ngô Vân

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao năng suất toàn diện cho doanh nghiệp Việt nhờ áp dụng NPS

Nâng cao năng suất toàn diện cho doanh nghiệp Việt nhờ áp dụng NPS

sự kiện🞄Thứ ba, 08/07/2025, 04:32

(CL&CS) - Trong hành trình nâng cao năng suất và chất lượng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tìm đến những công cụ quản lý hiện đại, trong đó NPS (Net Promoter Score) nổi lên như một giải pháp hiệu quả không chỉ để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng mà còn giúp tái thiết lập quy trình, cải tiến toàn diện, từ đó nâng cao năng suất.

Dồn lực 'về đích' tăng trưởng 8% trở lên

Dồn lực 'về đích' tăng trưởng 8% trở lên

sự kiện🞄Thứ hai, 07/07/2025, 08:35

Với GDP 6 tháng đầu năm đạt 7,52% - mức cao nhất so với cùng kỳ 14 năm trở lại đây, Việt Nam đang tiệm cận "đích" tăng trưởng cả năm 2025 đạt 8% trở lên, đặt nền móng cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm tới.

TỔNG THUẬT: Công bố nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự trên cả nước

TỔNG THUẬT: Công bố nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự trên cả nước

sự kiện🞄Thứ hai, 30/06/2025, 10:50

Từ 8h sáng 30/6, các địa phương trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.