Thứ ba, 26/09/2023, 11:44 AM

Nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đào tạo và triển khai phương pháp quản lý chất lượng toàn diện

(CL&CS) - Việc đào tạo về phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM) cần thiết thực, từ thấp tới cao theo từng đối tượng cụ thể và theo từng mục đích, yêu cầu cụ thể. Yêu cầu chung, cơ bản phải đạt tới cho mọi đối tượng là phải có đủ kiến thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp tương ứng với vị trí và công việc được giao.

1

Nhiều doanh nghiệp đã triển khai và áp dụng thành công phương pháp quản lý chất lượng toàn diện và đạt được những kết quả nhất định. Ảnh minh họa.

Theo định nghĩa từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), TQM - quản lý chất lượng toàn diện là cách quản lý một tổ chức, doanh nghiệp tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức để đạt được sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho thành viên của tổ chức và xã hội.

Muốn áp dụng thành công phương pháp quản lý chất lượng toàn diện, một trong những việc doanh nghiệp cần tiến hành đó là đào tạo về chất lượng và TQM. Trong đó, yêu cầu về đào tạo, huấn luyện phải theo yêu cầu của 4 nhóm đối tượng gồm: Cấp lãnh đạo cao nhất, những người thường quyết định chính sách, chiến lược của tổ chức; Cấp lãnh đạo điều hành, quản lý trung gian, những người quyết định sách lược, thực thi chính sách (cấp cán bộ trung gian); Cấp giám sát, phụ trách các đội cải tiến, độ kiểm soát chất lượng, những người quyết định công việc tại chỗ; Mọi nhân viên khác, những người thực hiện công việc.

Nội dung đào tạo cần thiết thực, từ thấp tới cao theo từng đối tượng cụ thể và theo từng mục đích, yêu cầu cụ thể. Yêu cầu chung, cơ bản phải đạt tới cho mọi đối tượng là phải có đủ kiến thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp tương ứng với vị trí và công việc được giao. Đào tạo không chỉ là một lần mà phải nhiều lần theo những chu kỳ nhất định; kết hợp giữ lý thuyết, kinh nghiệm với thực tế; xử lý số liệu thống kê, phân tích tìm các sai lỗi, nguyên nhân và cách khắc phục các sai lỗi về chất lượng…).

Cụ thể, đối với lãnh đạo cấp cao cần đào tạo huấn luyện để họ nhận thức rõ nội dung, ý nghĩa của chương trình quản lý chất lượng, để họ cam kết, bắt tay thực sự vào chương trình. Trong đó, người lãnh đạo cần xem xét các vấn đề cơ bản, cần thiết của chương trình TQM, hệ thống kiểm soát có hiệu quả, mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp, chất lượng và chi phí.

Đối với cán bộ điều hành, quản lý trung gian, cần đào tạo huấn luyện để họ cam kết trực tiếp thực hiện chương trình hệ thống chất lượng. Cần cung cấp cho họ các kiến thức về chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện, về hệ thống chất lượng; Cách nhận thức kiểm tra, kiểm soát chất lượng, thông qua kỹ thuật, công cụ thống kê… đối với sản phẩm/dịch vụ, các quy trình, các hoạt động… ở bên trong, bên ngoài doanh nghiệp; Kiểm soát các quy trình của doanh nghiệp, áp dụng các kỹ thuật, dữ kiện;...

Đối với cấp giám sát, phụ trách các đội cải tiến, nhóm chất lượng cần đào tạo huấn luyện họ về cách làm việc đúng, hiệu quả và an toàn các quy trình, quản lý con người và thiết lập các công việc đúng đắn.

Đối với nhân viên khác cần chú ý rằng khó có thể nêu ra chương trình luấn luyện cụ thể theo đối tượng này, nhưng điều quan trọng là quy trình giáo dục chất lượng cần bám sát, liên quan khăng khít với nhiệm vụ, công việc của họ. Ngoài ra, cần chú ý đến đào tạo cán bộ, nhân viên mới được tuyển dụng và đào tạo linh hoạt thời gian, hình thức đối với công nhân làm theo ca.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã triển khai và áp dụng thành công phương pháp quản lý chất lượng toàn diện và đạt được những kết quả nhất định như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty giày Thượng Đình... Hay tại Công ty Cổ phần Trường Sơn, trước khi áp dụng TQM, sự quản lý, sắp xếp trong các bộ phận còn nhiều bất cập. Chi phí sản xuất và lãng phí của công ty còn nhiều. Tuy nhiên, dưới sự trợ giúp của các chuyên gia cùng sự nỗ lực học hỏi của các thành viên, Công ty đã triển khai áp dụng tốt TQM vào công ty.

Nhờ đó, hiệu suất hoạt động của toàn Công ty đã tăng mạnh từ 40% lên 80%, gấp đôi với trước đây. Cả 10 tiêu chí đánh giá đều có sự cải thiện, đơn cử như: Sản xuất có chất lượng tăng từ 33,33% lên 66,67%, cam kết về chất lượng tăng 66,67% lên 100%; sử dụng lao động tăng từ 50% lên 83,33%...

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.