Chủ nhật, 07/05/2023, 13:54 PM

Nâng cao chất lượng nước sạch tại các huyện ngoại thành Hà Nội

(CL&CS)- Để hoàn thành mục tiêu 100% người dân được tiếp cận nước sạch như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố đã đề ra, hiện các cấp, các ngành của Hà Nội đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trong sản xuất, cung cấp, bảo đảm cho người dân không ai bị thiếu nước sạch.

Những năm qua, hệ thống sản xuất, phân phối nước sạch trên địa bàn Thành phố được đầu tư bằng nhiều nguồn, từ ngân sách, của doanh nghiệp nhà nước và nguồn ngoài ngân sách. Qua đó đã đáp ứng được nhu cầu nước sạch trên địa bàn Thành phố, khắc phục được tình trạng thiếu nước sạch.

Nguồn nước cũng chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt để từng bước đảm bảo nguồn cung và chất lượng nước. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến hết năm 2022, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố đạt khoảng 1.530.000 m3/ngày đêm.

Con số này đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và hoàn thành phủ mạng cấp nước khu vực nông thôn cho khoảng 27 xã (tăng thêm khoảng 5% với quy mô khoảng 60.000 hộ dân với khoảng 240.000 người so với năm 2021), tại các khu vực: 7 xã huyện Đông Anh, 5 xã huyện Phú Xuyên, 7 xã huyện Chương Mỹ, 3 xã huyện Sóc Sơn, 4 xã huyện Ứng Hòa, 1 xã huyện Ba Vì, nâng tổng số người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch lên khoảng 85%.

nuoc sach

Nâng cao chất lượng nước sạch tại các huyện ngoại thành Hà Nội

Nếu như năm 2021, có khoảng 80% người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch thì đến nay đã có khoảng 85% người dân nông thôn ở 274 xã được tiếp cận nguồn nước sạch từ việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung của thành phố.

Tại huyện Phú Xuyên, với việc hoàn thành mạng cấp nước tới xã Văn Hoàng, Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam đã hoàn thành phủ mạng cấp nước cho toàn huyện.

Tại huyện Chương Mỹ, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã thi công mạng cấp nước cho 7 xã: Hòa Chính, Lam Điền, Phụng Châu, Quảng Bị, Tốt Động, Thanh Bình, Thụy Hương và đang thi công cho các xã còn lại của huyện...

Tại huyện Mê Linh, khoảng 36.000 hộ dân tại 12 xã của huyện Mê Linh (bao gồm Văn Khê, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thịnh, Vạn Yên, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Tam Đồng, Kim Hoa) cũng đã được "phủ sóng" nước sạch.

Tại huyện Đông Anh, đã có thêm 5 xã được cấp nước sạch. Trong đó, Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội đã triển khai dự án tại xã Cổ Loa, một phần các xã Bắc Hồng, Thụy Lâm. Liên danh Aqua One - Công ty cổ phần Nước sạch sông Đuống đang thi công mạng cấp nước cho xã Liên Hà và Vân Hà, dự kiến đến hết quý I/2023 hoàn thành.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực Đông Anh thuộc các phân khu đô thị từ N1 đến N9, R, GN, GDB. Trên địa bàn huyện sẽ hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Hà Nội bao gồm: Đô thị Đông Anh, đô thị Sóc Sơn, đô thị Mê Linh - Đông Anh và các thị trấn liền kề.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong việc "phủ sóng" nguồn nước sạch ở một số địa phương, hiện vẫn còn 149 xã chưa được kết nối với mạng cấp nước của thành phố. Trong đó có 28 xã thuộc khu vực địa hình khó khăn, chưa có nhà đầu tư; 105 xã đã giao dự án cho nhà đầu tư trong giai đoạn 2015-2020 song chưa thực hiện...

Với các xã chưa kết nối mạng cấp nước, 9 đơn vị đang thực hiện 11 dự án mở rộng mạng cấp nước. Trong đó có 1 dự án do UBND huyện Ba Vì triển khai, cấp nước cho khu vực miền núi các xã: Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang).

Địa bàn 21 xã còn lại của huyện Ứng Hòa và 26 xã của huyện Mỹ Đức do Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam đầu tư mở rộng mạng cấp nước, kết nối nguồn cấp bổ sung từ tỉnh Hà Nam. 21 xã còn lại của huyện Thường Tín do Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội đầu tư mạng cấp nước, đấu nối bổ sung thay thế nguồn nước ngầm cho các trạm cấp hiện có.

10 xã còn lại của huyện Thanh Oai do Công ty cổ phần Viwaco triển khai, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông khớp nối đồng bộ với hệ thống mạng cấp nước hiện có trong khu vực.

Ngoài ra, còn 11 xã của huyện Chương Mỹ và 2 xã của huyện Quốc Oai do tiếp giáp, đan xen với hệ thống cấp nước của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Xuân Mai đang quản lý, đầu tư nên đơn vị đề xuất điều chỉnh dự án mở rộng vùng cấp nước cho các xã trên...

Đối với huyện Thạch Thất, còn 11/23 xã trên địa bàn chưa có hệ thống nước sạch. Các hộ dân tại những xã này sử dụng chủ yếu nguồn nước từ giếng khơi, giếng khoan và máy lọc nước gia đình. Sở Xây dựng sẽ phối hợp với huyện rà soát, thống kê các xã chưa có hệ thống nước sạch.

Với các khu vực đã giao cho nhà đầu tư (4 xã tại huyện Ba Vì, 8 xã huyện Đan Phượng, 4 xã huyện Chương Mỹ), Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, nhằm tăng tỉ lệ bao phủ hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn.

Trong giai đoạn 2023-2025, TP. Hà Nội xác định hoàn thành 2 dự án phát triển nguồn nước sạch, gồm: Dự án Nhà máy Nước mặt sông Hồng (công suất 300.000m3/ngày - đêm) và Dự án Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn 2, nâng công suất từ 300.000m3/ngày - đêm lên 600.000m3/ngày - đêm.

Đồng thời, triển khai hệ thống cấp nước Xuân Mai, dự án nâng công suất Nhà máy Nước Bắc Thăng Long - Vân Trì và nghiên cứu dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy Nước mặt sông Đuống.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:43

(CL&CS)- Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, ngày 6/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường phối hợp với trường Đại học Hải Phòng tổ chức Tọa đàm Tổng quan về năng suất chất lượng và áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:09

(CL&CS) - Quá trình triển khai, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh nhận thức giá trị của nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) An Giang, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng của tỉnh, chất lượng, giá trị, tạo dựng uy tín cho sản phẩm của mình và chủ động nộp hồ sơ đăng ký để được cấp quyền sử dụng NHCN.

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Bình Định đã phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn" do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.