Thứ sáu, 23/04/2021, 09:03 AM

Tạo hành lang pháp lý cho xã hội hóa đầu tư nước sạch

(CL&CS)- Đây là những thông tin được chia sẻ tại Tọa đàm "Xã hội hoá đầu tư ngành nước: Cơ hội và thách thức” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức chiều 22/4

Theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, hiện có khoảng 60% dân số chưa được tiếp cận với nước sạch. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư theo chủ trương xã hội hóa ngành nước của Chính phủ đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; tuy nhiên, việc xã hội hóa nước sạch còn nhiều hạn chế, thách thức. Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo dự báo, mùa khô năm 2020 - 2021 cả nước có khoảng 82.000 hộ dân (tương đương khoảng 400.000 người dân) thiếu nước sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn cao (23%), chất lượng nước nhiều nơi còn hạn chế. Hơn nữa, tỷ lệ xử lý nước thải qua các trạm xử lý tập trung còn thấp, mới đạt 12% nước thải chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường đang gây ô nhiễm nghiêm trọng, việc úng ngập ở các thành phố lớn cũng đang gây bức xúc cho người dân và cộng đồng. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, nguồn lực đầu tư, năng lực quản lý,… là thách thức rất lớn. Phó Chủ tịch VCCI đánh giá, nước sạch được coi là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Đã từng có thời gian, các công ty cấp nước sản xuất và kinh doanh một sản phẩm độc quyền mặc nhiên, lại ít có sự cạnh tranh và đào thải đã dẫn đến ngành nước chậm thay đổi và thường bị xếp vào nhóm những ngành nghề kém áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, cùng với xu thế mở cửa và chính sách cổ phần hóa, thời gian qua, ngành nước cũng đã có nhiều thay đổi. Nhiều công ty nước sạch của nhà nước đã được cổ phẩn hóa như Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawacom); Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông; Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco)… Để giải bài toán nâng tỷ lệ dân số được tiếp cận nước sạch theo mục tiêu đề ra, việc hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, để giảm gánh nặng tài chính cho nhà nước cũng như nâng cao năng lực cung cấp nước sạch cho cộng đồng, thời gian tới cần triển khai một số giải pháp như: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách về nước sách; hoạt động cung cấp và tiêu thụ nước sạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch cấp cho mục đích sinh hoạt; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tài nguyên nước và các dịch vụ về nước theo phương thức xã hội hóa.

nuoc-sach

Mặt khác, cần quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sở hữu công trình tài nguyên nước hoặc thực hiện các dịch vụ về nước. Đồng thời, cần rà soát lại toàn bộ pháp luật liên quan đến cấp nước sinh hoạt cho người dân để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn tuyệt đối, bảo đảm an ninh trong việc cấp nước sinh hoạt. 

Thứ hai, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư dài hạn vào lĩnh vực nước thải. Thứ ba, cơ chế tuyển chọn nhà đầu tư công khai, bình đẳng và minh bạch để tìm đúng nhà đầu tư có năng lực về tài chính, kỹ thuật và quản lý, tránh tình trạng mua bán dự án lòng vòng. Thứ tư, tiếp tục thực hiện chính sách cổ phần hóa các công ty cấp thoát nước mà Nhà nước không cần nắm chi phối cổ phần. Thứ năm, cơ chế kiểm tra kiểm soát độc lập, thường xuyên để đảm bảo tất cả các DN cấp thoát nước hoạt động bình đẳng, tuân thủ pháp luật, thực hiện cam kết với người dân và xã hội, đồng thời nêu cao đạo đức kinh doanh để hệ thống phát triển bền vững và người dân được sử dụng nước an toàn. 

Còn theo Ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam, để tạo động lực cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực cấp thoát nước, cần công bố thông tin một cách minh bạch về tình trạng cấp thoát nước ở mỗi địa phương và có hệ thống cơ sở dữ liệu cởi mở cho mọi nhà đầu tư và người dân có thể truy cập; đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư dài hạn vào lĩnh vực nước thải. Đặc biệt, cần có cơ chế tuyển chọn nhà đầu tư công khai, bình đẳng và minh bạch để tìm đúng nhà đầu tư có năng lực về tài chính, kỹ thuật và quản lý, tránh tình trạng mua bán dự án lòng vòng. 

Để tư nhân yên tâm tham gia đầu tư vào lĩnh vực nước sạch đô thị, các địa phương phải duy trì tính ổn định quy hoạch để không phá vỡ thị trường nước, nhà đầu tư đã trúng thầu, đầu tư nhà máy nước thì phải bảo đảm quyền kinh doanh nước của họ. Tuy nhiên cũng cần có cơ chế kiểm tra kiểm soát độc lập, thường xuyên để đảm bảo tất cả các doanh nghiệp cấp thoát nước hoạt động bình đẳng, tuân thủ pháp luật, thực hiện cam kết với người dân và xã hội. 

Được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Cục Quản lý Tài nguyên nước nghiên cứu sửa đổi Luật tài nguyên nước, dự kiến trong nhiệm kì Chính phủ này sẽ trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội. Theo đó, nội dung về xã hội hóa trong cấp nước nói riêng và các nội dung về điều tra cơ bản tài nguyên nước để có số liệu minh bạch phục vụ công tác quản lý cũng như phục vụ nhu cầu nghiên cứu sản xuất nước sạch được đầy đủ nhất.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân' và “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân' và “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:02

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Yêu cầu chung về an toàn cho sản phẩm bàn, ghế ngoài trời theo TCVN 13554-1:2022

Yêu cầu chung về an toàn cho sản phẩm bàn, ghế ngoài trời theo TCVN 13554-1:2022

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:39

(CL&CS) - Việc sản xuất cho bàn, ghế ngoài trời nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13554-1:2022 Bàn và ghế dùng cho cắm trại, ngoại thất gia đình và công cộng - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung để đáp ứng yêu cầu chung về an toàn cho sản phẩm.

Tiêu chuẩn QC08000 kiểm soát hàm lượng chất độc hại đối với rác điện tử

Tiêu chuẩn QC08000 kiểm soát hàm lượng chất độc hại đối với rác điện tử

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:55

(CL&CS) - Rác thải điện tử đang là mối lo ngại lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam khi lượng rác thải điện tử phát sinh ngày càng nhiều.