Năm 2022, dệt may tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tốt

(CL&CS) - Kết thúc năm 2021, bên cạnh nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan vẫn còn một số đơn vị khá "èo uột" và dự báo thị trường dệt may Việt Nam năm 2022 vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tốt cùng nền kinh tế.

Với kết quả khả quan trong năm 2021, nhiều chuyên gia dự báo thị trường dệt may Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tốt cùng nền kinh tế trong năm 2022.

Với kết quả khả quan trong năm 2021, nhiều chuyên gia dự báo thị trường dệt may Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tốt cùng nền kinh tế trong năm 2022.

Bức tranh lợi nhuận không đồng nhất

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), việc sản xuất của doanh nghiệp được khôi phục vào cuối năm 2021 đã giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019.

Kết thúc năm 2021, nhiều doanh nghiệp dệt may báo kết quả kinh doanh thắng lớn bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19. Đơn cử là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT).

Hết năm 2021, VGT ghi nhận doanh thu thuần tăng 16% so với cùng kỳ, đạt gần 16.094 tỷ đồng. Lãi trước thuế đạt 1.445,6 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 1.312,5 tỷ đồng, tăng 134%.

Năm 2021, VGT đặt kế hoạch đem về 17.365 tỷ đồng doanh thu và 700 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy, so với kế hoạch năm, VGT đã thực hiện được 93% chỉ tiêu doanh thu, song đã vượt 106,5% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Năm 2021, doanh thu của Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK) ước đạt 2.040 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2020 và thực hiện 87% kế hoạch năm. Song, lợi nhuận sau thuế đạt 260 tỷ đồng, tăng 81% và vượt kế hoạch 5%. Nhờ tiết giảm chi phí vốn và các chi phí khác nên lợi nhuận sau thuế tăng 93% lên trên 278 tỷ đồng và vượt 12% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Về tình hình kinh doanh năm nay, ban lãnh đạo công ty này đánh giá, các thị trường khu vực Đông Nam Á, Mỹ và EU sẽ phục hồi tốt sau khi trên 60% tổng dân số đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và kết quả kinh doanh cả năm 2021. Lũy kế cả năm 2021 doanh thu TNG đạt 5.444 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2020. Nhờ tiết giảm chi phí, nên lợi nhuận sau thuế cả năm đạt gần 233 tỷ đồng, tăng 51,6% so với số lãi gần 154 tỷ đồng đạt được năm 2020.

Tổng CTCP Dệt may Hà Nội (UPCoM: HSM) với số lãi ròng gần 62 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ. Đơn vị này cho biết, nhu cầu của thị trường sản phẩm sợi có nhiều thuận lợi trong quý cuối năm do các đơn hàng lớn nên đã tăng được năng suất, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất.

Trong khi phần đông doanh nghiệp lần lượt khoe lãi lớn, một số công ty lại có kết quả kinh doanh kém khả quan. Doanh thu không đủ bù chi phí khiến Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) tiếp tục báo lỗ, nâng tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2021 lên gần 420 tỷ đồng. Nếu BCTC kiểm toán năm 2021 không có sự thay đổi nào, cổ phiếu FTM sẽ bị hủy niêm yết do thua lỗ liên tiếp trong 3 năm liền.

Cả năm 2021, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) ghi nhận doanh thu thuần gần như đi ngang so với cùng kỳ, đạt 3.535 tỷ đồng và lãi ròng giảm 48%, xuống còn 142,5 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng giảm từ 18% xuống còn 15%.

Trước đó, TCM đặt mục tiêu năm 2021 đem về 4.218 tỷ đồng doanh thu, tăng 22% và 290 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 5% so với thực hiện năm 2020. So với kế hoạch, TCM chỉ thực hiện được 84% chỉ tiêu doanh thu và 50% chỉ tiêu lãi sau thuế.

Tương tự, tình hình kinh doanh của Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) cũng "èo uột", với kết quả lãi ròng năm 2021 gần 84 tỷ đồng, giảm 41% so với năm trước. Đây cũng là kết quả thấp nhất trong 13 năm trở lại đây của VGG.

Hưởng lợi từ nhiều yếu tố tích cực

Đánh giá về 2022, nhiều chuyên gia dự báo thị trường dệt may Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tốt cùng nền kinh tế.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đặng Triệu Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc STK nhận định, ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành sợi nói riêng sẽ được hưởng lợi từ nhiều yếu tố tích cực trong năm 2022.

Lãnh đạo của STK kỳ vọng nhu cầu của thị trường tiếp tục phục hồi, các đơn hàng dệt may sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam và nhu cầu các sản phẩm sợi thân thiện môi trường tiếp tục tăng. STK dự kiến đặt mục tiêu doanh thu hơn 2.500 tỷ đồng (trong đó sợi tái chế sẽ chiếm trên 50%) và lợi nhuận sau thuế hơn 280 tỷ đồng.

VITAS dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 43 tỷ USD (+10% so với cùng kỳ) theo kịch bản khả quan của SSI Research và giả định dịch bệnh bắt đầu giảm dần trong quý 1/2022 và đạt 41 tỷ USD (+5% so với cùng kỳ) theo kịch bản cơ sở của chúng tôi, dịch bệnh sẽ bắt dầu giảm dần trong quý 2/2022.

Ngành sợi bông, sau khi tăng trưởng nhanh trong năm 2021, sẽ dần tìm được điểm cân bằng trong năm 2022. Giá bông đầu vào sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 quý tới, nhưng khả năng cao sẽ điều chỉnh vào nửa cuối năm 2022.

Giá sợi bông và sản lượng sản xuất sẽ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022, nhưng biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất sợi bông có thể sẽ điều chỉnh trong 6 tháng cuối năm 2022.

Do đó, ước tính hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ có biên lợi nhuận gộp giảm so với năm 2021 do chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm 2022.

Nhìn nhận ở một số tác động khác, SSI Research cho rằng, thị trường dự kiến sẽ vẫn diễn biến phức tạp với những thách thức mới trong bối cảnh tắc nghẽn logistics, sản xuất bị gián đoạn, chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu nguyên liệu. Những yếu tố này tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào và mất cân đối giữa cung và cầu.

Vì vậy, vấn đề chi phí logistics cũng cần được tháo gỡ, vì hiện nay chi phí logistic đang chiếm tới 9,3% giá thành sản phẩm dệt may. Hơn nữa, sản xuất hàng dệt may mang tính thời vụ, không dàn đều ở các tháng, vì vậy cần linh hoạt số giờ làm thêm hàng tháng, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:48

(CL&CS) - Vĩnh Yên, ngày 23/11/2024 - Nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Hà Nội, ngày 22/11/2024 - Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo thông qua hệ thống điện mặt trời áp mái.

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33

(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.