Mục tiêu, thuận lợi và thách thức của CGV

(NTD) - Việt Nam được đánh giá sẽ lọt vào top 3 thị trường kinh doanh toàn cầu của CGV cùng với Hàn Quốc và Trung Quốc trong tương lai. Mong muốn của CGV là dẫn đường cho doanh nghiệp giải trí trong nước làm thế nào để có thể trở thành một đối tác kinh doanh đáng tin cậy trên thị trường quốc tế.

Đó là nhận định của ông Dong Won Kwak, Tổng Giám đốc CGV Việt Nam tại buổi trao đổi mới đây với Báo Người Tiêu Dùng.

_ng Dong Won Kwak, T_ng Giám __c CGV Vi_t Nam
 

* Không ít ý kiến cho rằng, tốc độ phát triển của CGV tại Việt Nam hiện cũng “nhanh và nguy hiểm” không kém bộ phim “Fast & Furious 7”. Nhận định của ông như thế nào?

- Tôi cho rằng hiện Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế, tất nhiên, nhu cầu người dân về một môi trường chất lượng cao cho hoạt động văn hóa, giải trí cũng tăng theo. CGV đang nỗ lực đáp ứng mọi nhu cầu thị trường. Hiện cứ một người Việt Nam có số lần đến rạp xem phim với mức trung bình là 0.25 lần/năm, thấp hơn nhiều so với các nước có ngành công nghiệp điện ảnh phát triển như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ với tỷ suất xem phim bình quân trên đầu người là 2 lần và thậm chí tới 4 lần/năm. Điều này chứng tỏ nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Vì vậy, đối với việc đầu tư liên tục vào thị trường Việt Nam thì tốc độ phát triển của CGV chỉ đơn giản là đang cố gắng theo kịp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

* Ông từng chia sẻ mục tiêu CGV nhằm dẫn dắt thị trường chứ không chủ trương cạnh tranh. Thương hiệu CGV đã và đang dẫn dắt thị trường như thế nào sau gần 2 năm hoạt động tại Việt Nam?

- Chúng tôi đang triển khai chiến lược phát triển cụm rạp dựa trên 3 yếu tố then chốt. Đầu tiên, chúng tôi tập trung xây dựng hệ thống các cụm rạp mang tiêu chuẩn quốc tế trên toàn quốc, để không chỉ khán giả ở thành phố lớn, mà người hâm mộ điện ảnh ở các tỉnh thành khác cũng có cơ hội được thưởng thức các bộ phim chất lượng cao.

Tiếp theo, chúng tôi chú trọng đem đến những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài để khán giả Việt Nam có thể tận hưởng được những bộ phim theo chuẩn quốc tế trong môi trường điện ảnh bằng hoặc thậm chí tốt hơn cả Singapore, Malaysia, Indonesia hoặc Hàn Quốc. Cụ thể là công nghệ xem phim 3D, hệ thống âm thanh Dolby Atmos, công nghệ chiếu phim 4DX và IMAX.

Sau cùng, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cao cho khách hàng. CGV hiện là thương hiệu duy nhất sở hữu trung tâm đào tạo riêng có tên gọi CGV University. Đây là nơi mà đội ngũ nhân viên được đào tạo theo một chương trình đạt chuẩn toàn cầu không chỉ được áp dụng tại Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia.

* Phát hành phim cũng là khâu quan trọng không kém, ông vui lòng khái quát về chiến lược này của CGV tại Việt Nam?

- Đối với các hãng phim có nhu cầu ra mắt tác phẩm của mình đến với công chúng, CGV sẵn lòng hợp tác với họ, kể cả các cụm rạp khác. Trong khi tại các quốc gia khác trong khu vực, các nhà phát hành phim lớn thường “kén cá chọn canh” trong việc hợp tác với các cụm rạp khác. Những bộ phim mà CGV phát hành luôn dành cho tất cả các cụm rạp trong cả nước. Tôi không xem các nhà phát hành hay các cụm rạp khác là đối thủ cạnh tranh bởi như đã đề cập về 3 yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển các cụm rạp CGV tại Việt Nam. Đó chính là mang cơ hội tới cho khán giả xem phim khắp cả nước với những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao, công nghệ hiện đại.

Ngành công nghiệp điện ảnh của Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Không có lý do gì để các nhà đầu tư tìm cách cạnh tranh lẫn nhau trong khi tiềm năng thị trường còn lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đang có.

Mong muốn của CGV là dẫn đường cho doanh nghiệp giải trí trong nước làm thế nào để có thể trở thành một đối tác kinh doanh đáng tin cậy trên thị trường quốc tế. Tôi hy vọng đây sẽ là một thông điệp tích cực cho các doanh nghiệp vẫn luôn đang quan tâm về vấn đề cạnh tranh trên thị trường.

* Một trong những thách thức lớn đối với chiến lược đầu tư cụm rạp chính là vấn đề mặt bằng. Giải pháp trong dài hạn của CGV đối với thách thức này tại Việt Nam như thế nào?

- Cũng giống như những nhà kinh doanh bán lẻ khác, các nhà đầu tư rạp chiếu phim luôn muốn tìm được mặt bằng có vị trí lý tưởng và lượng khách ổn định. Vì vậy, tôi không nghĩ đây sẽ là thách thức quá lớn đối với mô hình kinh doanh rạp chiếu tại Việt Nam so với các thị trường khác. Để thu được lợi nhuận cao nhất, hầu hết chủ đầu tư có mặt bằng cho thuê đều hiểu rằng, sự có mặt của CGV sẽ góp phần đáng kể cho việc gia tăng giá trị dự án mà họ đầu tư. Một phần vì tính chất của ngành dịch vụ giải trí mà chúng tôi đang khai thác, cùng chất lượng cụm rạp mà chúng tôi đang sở hữu sẽ giúp mang lại lượng khách hàng đáng kể cho những dự án bán lẻ này.

* Chiến lược đầu tư của CGV tại Việt Nam trong thời gian tới có gì đáng chú ý nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng từ 20-25%/năm hiện nay của thị trường?

- Chúng tôi sẽ tiếp tục cân bằng việc đầu tư tại các thành phố lớn và nhiều tỉnh, đồng thời nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong nước bằng việc tài trợ các liên hoan phim, phát triển tài năng tương lai của ngành công nghiệp điện ảnh thông qua những chương trình như Lớp Học Làm Phim Toto chẳng hạn.

CGV cũng sẽ tăng cường việc phát hành và trình chiếu phim Việt vì tôi cho rằng một quốc gia có nền tảng di sản văn hóa phong phú như Việt Nam thì sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường phim nội địa cho đến khi doanh thu đạt đến mức 40-50% là lẽ tự nhiên.

Mặc dù các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã trải qua quá trình này, nhưng tôi tin rằng tại Việt Nam, tốc độ thay đổi sẽ còn nhanh hơn. Để làm được điều này, trước hết phải xem xét đến sự gia tăng liên tục trong việc đầu tư phát triển ngành điện ảnh trong nước. Tiếp đến là vấn đề nhân tài của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, bao gồm không chỉ các nhà làm phim trong nước, mà còn có cả rất nhiều tên tuổi các nhà làm phim Việt Kiều dày dạn kinh nghiệm đã từng làm việc trong ngành công nghiệp phim nước ngoài.

* Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực?

- Xét trên tỷ suất xem phim hàng năm trên bình quân đầu người, ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Tôi tin rằng, trong tương lai gần, con số trên của Việt Nam sẽ ngang bằng với Malaysia, nơi có tỷ suất hiện vào khoảng 2 so với chỉ 0,25 của Việt Nam.

Cũng nên xem xét trường hợp thành công của Hàn Quốc. Trên thực tế, điện ảnh Hàn Quốc cho đến cuối thập niên 90 vẫn gần như bị lép vế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khoảng 10 năm sau, khi tập đoàn CJ bắt đầu đầu tư vào thị trường, điện ảnh Hàn Quốc ngày nay đã có qui mô lớn thứ 5 thế giới. Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn và thậm chí hội tụ được nhiều yếu tố tăng trưởng tốt nên có thể nói, tiềm năng phát triển của thị trường này là rất tốt. Chúng tôi nhận định Việt Nam sẽ lọt vào top 3 thị trường kinh doanh toàn cầu của CGV cùng với Hàn Quốc và Trung Quốc trong tương lai.

* Kế hoạch hợp tác giữa CGV với các nhà sản xuất phim nội địa nhằm đáp ứng các khẩu vị khác nhau của khán giả, nhất là đối với thị trường phim Tết sắp tới sẽ được triển khai ra sao thưa ông?

- Chúng tôi đang trong quá trình thảo luận với một số nhà làm phim trong nước để tìm ra cách tốt nhất mà CGV có thể hỗ trợ trong việc ra mắt một sản phẩm phim Việt chất lượng cao cho mùa Tết sắp tới. Có khoảng 3-4 dự án chúng tôi đang xem xét với các nhà làm phim.

Cách làm việc của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi bổ sung những mặt chưa hoàn thiện để góp phần cho ra đời những tác phẩm tốt nhất. Nó có thể là hỗ trợ về mặt tài chính, hoặc phương thức phát hành; có thể là đóng góp về mặt nội dung hoặc công nghệ làm phim. Chúng tôi không kiểm soát tất cả mọi thứ.

Phim Việt phải do người Việt làm. Vai trò của CGV chỉ là nhà tài trợ cung cấp nguồn nhân lực, và ra sức ủng hộ cho các nhà làm phim trong nước. Đặc biệt hơn, chúng tôi sẽ tập trung vào việc hỗ trợ tích cực cho các nhà làm phim trẻ, những cá nhân không có điều kiện tiếp cận điện ảnh dễ dàng như các nhà sản xuất phim hay những nhà làm phim lớn trong nước. Và tôi tin chắc rằng những nhà làm phim thế hệ trẻ này sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam trong tương lai.

* Yếu tố văn hóa và đời sống giữa Việt Nam và Hàn Quốc có thể hỗ trợ được gì cho ông trong việc hoạch định chiến lược hoạt động cho CGV tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai?

- Có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt mang tính tích cực giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Về nét tương đồng, Hàn Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm chung như tình yêu dành cho các sản phẩm văn hóa chất lượng cao. Người Việt Nam luôn đánh giá cao những sản phẩm mang tính nổi trội về mặt nội dung. Đây cũng là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong nước. Khán giả ở cả hai thị trường đều có khả năng bắt nhịp tốt với xu hướng toàn cầu và có sự hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp giải trí thế giới, cũng như những xu hướng công nghệ giải trí mới.

Điểm khác biệt tích cực là so với tầng lớp khán giả đến xem phim ở các nước khác như Hàn Quốc, ở Việt Nam, phần lớn khán giả thuộc tầng lớp trẻ. Họ đến rạp không chỉ để xem phim, mà còn muốn trải nghiệm văn hóa tại nơi đây.

* Xin cảm ơn ông!

Vĩnh Bảo

Bình luận

Nổi bật

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 00:21

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 3 người đã chết, đều là các "sếp" tại SCB và VTP, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Chỉ còn 1 ngày để Trương Mỹ Lan gửi đơn xin ân giảm

Vụ Vạn Thịnh Phát: Chỉ còn 1 ngày để Trương Mỹ Lan gửi đơn xin ân giảm

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:03

Hiện chưa có thông tin về việc bà Trương Mỹ Lan đã gửi đơn xin ân giảm hay chưa.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ diện 2 công ty liên quan đến Tập đoàn Tuần Châu phải trả bà Trương Mỹ Lan hơn 6.000 tỷ

Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ diện 2 công ty liên quan đến Tập đoàn Tuần Châu phải trả bà Trương Mỹ Lan hơn 6.000 tỷ

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 01:23

Buộc trả Trương Mỹ Lan 6.000 tỷ nhưng các quyền sử dụng đất vẫn bị cơ quan cảnh sát điều tra ngăn chặn chuyển nhượng phục vụ cho nghĩa vụ với SCB.