Thứ ba, 04/05/2021, 11:09 AM

Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam: Nữ giới chiếm đa số

(CL&CS)- Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, hành vi mua sắm tại Việt Nam đang thay đổi đáng kể khi tỷ lệ mua sắm trực tuyến đã tăng trưởng đột biến trong năm 2020.

Nhận định trên được đưa ra tại báo cáo Đo lường hành vi mua sắm trong thương mại điện tử (TMĐT) quý I/2021 do Nielsen công bố mới đây.

Theo đó, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2020 đạt con số 32%, tăng cao so với tỷ lệ 18% của năm 2019. Tần suất mua hàng trên TMĐT cũng tăng gần gấp đôi, từ 1,2 lần năm 2019 lên con số 2,1 vào năm 2020.

tmdt-di-dong

Đáng chú ý, đối tượng khách hàng mục tiêu của TMĐT cũng nhiều thay đổi. Người tiêu dùng online vẫn chủ yếu là nữ giới (chiếm tới 67%), nhưng độ tuổi khách hàng đã thay đổi đáng kể. Theo đó, nhóm khách hàng tiêu dùng chủ yếu trên kênh TMĐT dịch chuyển sang nhóm tuổi trưởng thành hơn, từ 30 - 45 tuổi khi chiếm tỷ lệ lên tới 57%.

Với lượng người mua bán trên TMĐT ngày càng gia tăng thì các mối quan tâm của người dùng khi mua sắm cũng tăng lên. Sản phẩm không đúng thực tế, chất lượng kém hay không được trải nghiệm sản phẩm trước khi mua… vẫn là những mối quan tâm hàng đầu và ngày càng mạnh hơn trong tâm trí người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu, có tới 70% người tiêu dùng lo lắng các sản phẩm thực tế không giống như miêu tả trên website (năm 2019 con số này là 30%); 63% người dùng quan ngại về chất lượng sản phẩm kém (năm 2019 là 28%).

Vì những lý do này, người Việt cũng cẩn trọng hơn khi mua sắm trực tuyến. Khách hàng ngày càng chủ động tìm kiếm các thông tin đánh giá (review) sản phẩm, so sánh giá hay các khuyến mãi trước khi mua trên các nền tảng tìm kiếm, review của người dùng khác trên website mua hàng hay mạng xã hội.

Bên cạnh đó, tỷ lệ người dùng sẵn sàng đánh giá sản phẩm trên website, chia sẻ trải nghiệm, thảo luận đã tăng vọt trong năm 2020. Có tới 50% người dùng sẵn sàng đánh giá về sản phẩm trên cùng website đã truy cập để mua sắm sản phẩm đó, 41% người dùng chia sẻ trải nghiệm sản phẩm khi được hỏi và 28% người dùng chia sẻ các trải nghiệm sản phẩm trên blog/diễn đàn/website...

nu-gioi.JPG

Khảo sát cũng cho thấy, mua sắm trên thiết bị di động tăng trưởng 4%. Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm các sản phẩm điện tử, điện máy trên thiết bị di động nhiều hơn so với máy tính và máy tính bảng. Có đến 80% người tiêu dùng quyết định mua sắm trên thiết bị di động trong Quý I/2021, trong khi đó con số này ở máy tính và máy tính bảng lần lượt là 18% và 2%. Tỷ lệ này trong quý 1/2020 lần lượt là 76% trên di động, 22% trên máy tính và 2% trên máy tính bảng.

Theo số liệu từ báo cáo Digital 2021 của We Are Social, có đến 61,4% người dùng quyết định thanh toán online thông qua thiết bị di động. Như vậy, “mobile first” (ưu tiên di động) vẫn sẽ là một trong những xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ “bình thường mới” đối với doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện máy.

Xu hướng người dùng đang ngày càng thực hiện nhiều tác vụ hơn như tìm hiểu, mua sắm, thanh toán trên chiếc điện thoại di động của mình. Cụ thể có hơn 154 triệu thuê bao di động, trong đó 64% tài khoản có kết nối mạng 3G, 4G và 5G. Lưu lượng truy cập Internet từ các thiết bị Android vẫn tiếp tục dẫn đầu với 64,6%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 2020 (61%), iOS giảm từ 37% xuống còn 34,5%.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Khám phá xu hướng mới và công nghệ tiên tiến trong ngành gỗ xuất khẩu

Khám phá xu hướng mới và công nghệ tiên tiến trong ngành gỗ xuất khẩu

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 14:18

(CL&CS) - Chiều 11/11, tại TP. Thuận An, một buổi tọa đàm thú vị về ngành gỗ và nội thất đã được tổ chức, mang đến những xu hướng đột phá và các giải pháp nội thất thông minh hiện đại. Sự kiện này là sự hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh TP.HCM, Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ B.I.F.A và Pablo Publishing & Exhibition.

Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 12:00

(CL&CS)- Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 8791/BCT-TTTN ngày 1/11/2024 về việc hưởng ứng Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc năm 2024.

INFOGRAPHICS: Cách khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam

INFOGRAPHICS: Cách khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 07/11/2024, 08:32

(CL&CS) - Ngày 5/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam.