Chủ nhật, 27/08/2023, 19:23 PM

Môn Lịch sử chương trình mới: Đề xuất viết tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Lịch sử

(CL&CS) - Vừa qua, Trường đại học Sư phạm Hà Nội; Hội Giáo dục Lịch sử Việt Nam; Quỹ phát triển Sử học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu, giảng dạy”. Đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tham dự hội thảo.

Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức và nhận được hơn 70 bài tham luận; trong đó có nội dung về dạy học lịch sử ở trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

z4637639544725-e0db616301a86ffb4034a5ac612a8e63-4666

Các đại biểu tham luận tại hội thảo

Ban tổ chức đã tuyển chọn được 46 báo cáo tiêu biểu để đăng kỷ yếu. Nội dung báo cáo đa dạng, phong phú, với 3 chủ đề: từ vị thế môn Lịch sử trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới đến sách giáo khoa môn Lịch sử ở cấp THPT; đổi mới việc đào tạo giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông mới; đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Tham luận tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Thanh Bình, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ghi nhận, đối với cấp tiểu học và THCS, chương trình môn Lịch sử đã lồng ghép giữa lịch sử thế giới với lịch sử khu vực, dân tộc, không còn tách biệt như chương trình giáo dục phổ thông 2006. Nội dung chương trình khá toàn diện.

GS.TS Nguyễn Thanh Bình khẳng định, hướng đi của chương trình là đúng, đổi mới, khắc phục được những hạn chế của chương trình đồng tâm trước đó, tránh sự nhàm chán của học sinh.

Sau khi chỉ ra một số hạn chế của chương trình nội dung môn Lịch sử ở cấp THCS, THPT; GS.TS Nguyễn Thanh Bình kiến nghị, nên sớm tổng kết thực tiễn, khẳng định mặt tốt của chương trình; đồng thời chỉ ra những hạn chế về tổ chức dạy - học, kiểm tra, đánh giá và sự đáp ứng của giáo viên... Trên cơ sở đó, tham mưu kiến nghị cho Bộ GD&ĐT.

Đề cập đến những vấn đề đặt ra sắp tới, GS.TS Nguyễn Thanh Bình cho rằng, cần sớm phát triển (chỉnh sửa) chương trình cho phù hợp; đồng thời tăng cường tập huấn giáo viên ở các cấp học về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và kĩ thuật dạy học lịch sử, về kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra, cần sớm viết tài liệu bồi dưỡng giáo viên.

Cát Tường

Bình luận

Nổi bật

Phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao

Phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao

sự kiện🞄Thứ năm, 27/03/2025, 18:03

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 671/QĐ-TTg ngày 26/3/2025 phê duyệt Đề án phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao tại thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Đề án).

Hà Nội: 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026

Hà Nội: 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026

sự kiện🞄Thứ năm, 27/03/2025, 18:02

(CL&CS) - Nhằm bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố công khai 5 đối tượng thuộc diện được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập.

Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ngành công tác xã hội

Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ngành công tác xã hội

sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 09:33

(CL&CS)- Khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển các chương trình học và mở rộng các hoạt động thực tiễn.