Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia
(CL&CS) - Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng cho biết, Thạch Thất là vùng đất cổ, là vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, với những bản sắc của văn hóa xứ Đoài.

Ngày 2/4, huyện Thạch Thất tổ chức lễ công bố Quyết định ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội chùa Tây Phương.
Với bề dày lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển, huyện Thạch Thất hiện có trên 200 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương. Theo đánh giá của các nhà khoa học, di tích chùa Tây Phương là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam còn bảo tồn, lưu giữ được hệ thống tượng Phật là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Sự kiện trọng đại tại chùa Tây Phương không chỉ là dịp tôn vinh giá trị di sản, mà còn khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương trong mỗi người dân Thạch Thất. Đây cũng là thông điệp mạnh mẽ gửi đến thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc - điều làm nên bản sắc Việt Nam giữa dòng chảy hiện đại.
Chùa Tây Phương, hay còn gọi là Sùng Phúc tự, được xây dựng từ thời nhà Mạc (thế kỷ XVI) và trùng tu vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc độc đáo với ba nếp chùa nằm trên ba tầng cao dần, gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, Di tích chùa Tây Phương là ngôi chùa duy nhất còn bảo tồn, lưu giữ được hệ thống tượng Phật là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thạch Thất và du khách, Phật tử thập phương.
Việc tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội chùa Tây Phương, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng là dịp để khơi dậy và nêu cao lòng tự hào dân tộc, tiếp tục giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau biết tôn trọng và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương, phát huy truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nước, tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đồng thời, động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.

Lễ hội chùa Tây Phương thu hút đông đảo người dân huyện Thạch Thất và du khách thập phương.
Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy tốt các giá trị di sản của Lễ hội chùa Tây Phương, đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng đề nghị các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương; tích cực tuyên truyền, quảng bá xúc tiến hoạt động du lịch với nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả.
Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư tu bổ tôn tạo, quy hoạch vùng phụ cận của di tích chùa Tây Phương nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và du khách. Bên cạnh đó, đề nghị Phòng Văn hoá, khoa học và Thông tin phối hợp với các xã Thạch xá, Quang Trung cùng các câu lạc bộ hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận múa rối nước Thạch Xá, Chàng Sơn, Bình Phú là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia trong thời gian tới.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn sẽ nỗ lực làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích, di vật, chống xâm hại cảnh quan di tích, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng cho nhân dân địa phương.
Theo Lao động thủ đô
- ▪Hành trình 8 năm để trở thành Di sản văn hoá nhân loại của Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
- ▪Lễ hội Chrôi Rum Chếk của người Khmer ở Sóc Trăng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ▪Lễ hội đình Nhật Tân được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ▪Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk là Di sản văn hóa quốc gia
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hơn 14.700 tỷ mùa du lịch hè năm 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 03/04/2025, 10:26
(CL&CS) - Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 5,3 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 14.720 tỉ đồng trong mùa du lịch hè năm 2025.
Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia
sự kiện🞄Thứ năm, 03/04/2025, 10:26
(CL&CS) - Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025: Ngày hội thể thao, lan toả thông điệp nhân văn sâu sắc
sự kiện🞄Thứ tư, 02/04/2025, 14:29
(CL&CS) - Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank – Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.