Lào Cai sắp có sân bay gần 7.000 tỷ đồng
(CL&CS) - Theo quyết định của Thủ tướng, thời gian đầu tư xây dựng và khai thác dự án sân bay Sapa là 50 năm, trong đó xây dựng 4 năm và khai thác, thu hồi vốn 46 năm.
Ngày 21/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thừa ủy quyền Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định về chủ trương đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không Sapa (tỉnh Lào Cai). Dự án sẽ chia 2 giai đoạn đầu tư, dự kiến sử dụng 371 ha đất.
Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2021 gồm hạng mục xây dựng sân bay Sapa đạt chuẩn cảng hàng không cấp 4C (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và là sân bay quân sự cấp II, có công suất 1,5 triệu hành khách mỗi năm.
Giai đoạn 2 xây dựng đầu tư từ năm 2028, sẽ hoàn thành các hạng mục để nâng công suất lên 3 triệu hành khách mỗi năm.
Thời gian đầu tư xây dựng và khai thác dự án sân bay Sapa là 50 năm, trong đó xây dựng 4 năm và khai thác, thu hồi vốn 46 năm. Đây là dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nên toàn bộ dự án sẽ chia thành 2 dự án thành phần, gồm dự án giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công và xây dựng sân bay theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Sân bay Sapa có tổng mức đầu tư ước tính 6.948 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 1 chiếm 60% vốn (4.183 tỷ đồng); 40% vốn còn lại ở giai đoạn 2 (2.765 tỷ đồng).
Nhà nước sẽ rót khoảng 2.730 tỷ đồng vào dự án này ở các hạng mục như giải phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ xây dựng hạ tầng... Còn lại 4.218 tỷ đồng do nhà đầu tư huy động vốn.
Vốn góp giữa Nhà nước và nhà đầu tư sẽ được phân bổ đều trong 2 giai đoạn đầu tư dự án. Giai đoạn 1, Nhà nước góp 1.193 tỷ đồng (gồm 600 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, 593 tỷ ngân sách địa phương) và vốn của nhà đầu tư huy động 2.990 tỷ đồng. Giai đoạn 2, nhà đầu tư góp 1.228 tỷ đồng, Nhà nước góp 1.537 tỷ.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sân bay Sapa. Tỉnh cũng chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực làm dự án này, trên nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả và đúng tiến độ.
Trước đó, hồi tháng 4/2019, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lào Cai cho biết sân bay Sapa đặt tại huyện Bảo Yên với diện tích 371 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5.903 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2019 và hoàn thành trong năm 2021.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư, Lào Cai đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 3.088 tỷ đồng xây dựng khu bay, đường trục vào cảng hàng không Sapa. Ngân sách tỉnh Lào Cai sẽ chi ra 910 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư, rà phá bom mìn...
Các hạng mục đầu tư khu hàng không dân dụng, kho nhiên liệu hàng không khoảng 1.772 tỷ đồng... sẽ huy động vốn từ doanh nghiệp tư nhân tham gia theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT). Riêng khu công trình quản lý bay 132 tỷ đồng sẽ do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đảm nhiệm.
Tỉnh Lào Cai cho biết đã làm việc với một số nhà đầu tư chiến lược để tham gia triển khai giai đoạn 1 của dự án và Tập đoàn SunGroup được tỉnh này nhắm tới là đơn vị đầu tư khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng hóa với kinh phí dự kiến là 1.772 tỷ đồng. Hiện, phương án hợp tác đầu tư và đối ứng quyền lợi cho SunGroup cụ thể ra sao chưa được công bố.
Theo quy hoạch, sân bay Sapa là cảng hàng không nội địa, là cảng hàng không cấp 4C theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO và sân bay quân sự cấp II với đường bay khai thác được các loại máy bay code C, tương đương dòng A320 của Airbus hoặc 737 của Boeing. Sân bay Sapa có công suất phục vụ 3 triệu khách mỗi năm với 9 vị trí đỗ máy bay.
Tại Việt Nam, hiện có 22 sân bay, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Đà Nẵng, Vinh, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài và Vân Đồn.
T.L
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54
(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.