Lạm phát khiến giá vật liệu sản xuất ô tô điện tăng chóng mặt

Tốc độ tăng giá vật liệu sản xuất pin xe điện nhanh hơn so với xe động cơ đốt trong truyền thống. Nguyên nhân do lạm phát tăng cao, chi phí nhiên liệu leo thang, cùng với tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn đã khiến chi phí sản xuất ô tô điện tăng cao.

Tương lai ngành xe điện “lung lay” trước nguy cơ khan hiếm vật liệu

Theo Bloomberg, các gã khổng lồ xe hơi cùng nhiều công ty tái chế và khai thác chuyên nghiệp, trong đó có Glencore, đều đang đổ tiền vào công cuộc tái chế pin phục vụ cuộc cách mạng xe điện.

Theo thống kê, công suất tái chế pin toàn cầu dự kiến tăng gần 10 lần từ năm 2021 đến năm 2025, thậm chí còn có thể vượt nguồn cung phế liệu có sẵn trong năm nay.

Những lo ngại xoay quanh nguồn cung trong tương lai đẩy giá một loạt nguyên liệu thô tăng vọt trong những tháng gần đây, trong đó, giá lithium tăng hơn gấp 4 lần trên thị trường Trung Quốc. Đà tăng này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong bối cảnh khủng hoảng điện do rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.

Do đó, nhiều công ty trên toàn cầu đổ xô tái chế pin xe điện là một điều dễ hiểu trước các mối quan ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu thô trong tương lai.

nha-may-san-xuat-pin-xe-dien-trung-quoc.jpg

Pin xe điện thường được tái chế từ pin cũ đã hết hạn sử dụng hoặc vật liệu phế thải từ các nhà máy sản xuất pin. Để tái chế pin đã qua sử dụng, trước tiên chúng phải được tháo dỡ khỏi xe điện và cắt nhỏ thành những mảnh vụn đen. Những mảnh đen này sau đó sẽ được xử lý để tạo thành một loại hóa chất chuyên dụng vốn được dùng trong pin xe điện mới.

Đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu, họ buộc phải khẩn trương xây dựng các nhà máy tái chế trước thời điểm từ năm 2030, các chính sách pháp luật sẽ ràng buộc họ phải sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn khi sản xuất pin xe điện. Các nhà tái chế độc lập cũng cần mở rộng quy mô hơn nữa và việc thu gom các nguyên liệu thô vẫn có thể sinh lời.

Tuy nhiên, làn sóng các nhà máy tái chế mới mọc lên quá nhanh khiến ngành công nghiệp xe điện gặp phải một vấn đề khác: không đủ phế liệu để sản xuất pin tái chế mới.

Tình trạng thiếu hụt theo đó sẽ tiếp tục kéo dài trong thập kỷ tới, trong bối cảnh ngành công nghiệp tái chế pin vẫn đang chờ những mẫu xe điện mới xuất xưởng.

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia chiếm hơn 80% công suất tái chế pin của thế giới. Đây cũng là nơi được dự đoán sẽ đón đầu làn sóng phế liệu lớn đầu tiên. Nhằm cạnh tranh với Trung Quốc, nhiều kế hoạch cũng được đặt ra đối với các cơ sở tái chế mới trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, song những nhà máy này sẽ mất rất nhiều thời gian để nguồn cung ổn định.

Giá vật liệu sản xuất ô tô điện tăng nhanh gấp 3 lần so với xe xăng

Theo tính toán của AlixPartners tại thời điểm tháng 9/2022, chi phí vật liệu trung bình của xe điện là 5.076 USD, tăng gần 75% so với cùng kỳ 2020.

Chi phí vật liệu sản xuất xe động cơ đốt trong (bao gồm cả xe hybrid) cũng tăng mạnh, nhưng không bằng xe điện, tăng 25% từ 1.475 USD vào năm 2020 lên 1.851 USD trong năm nay.

Chi phí vật liệu sản xuất xe hybrid sạc điện (PHEV) không được đề cập, nhưng nhiều khả năng là cao hơn so với xe điện thuần túy, theo ông Dario Duse, giám đốc AlixPartners ở Italy.

understanding-ev-components1-0cd4.jpg

Chi phí trong khảo sát này được tính cho việc sản xuất ở châu Âu và bao gồm tất cả các vật liệu thô trọng yếu, không bao gồm chi phí sản xuất mà theo ước tính của AlixPartners là ở mức khoảng 3.100 USD cho một chiếc xe điện.

Lý do giá tăng mạnh là chi phí vật liệu thô dùng để sản xuất pin - lithium, cobalt, mangan, và nickel. Nhu cầu không phải là lý do duy nhất khiến giá vật liệu thô tăng cao, mà còn bởi giá năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai khoáng và chi phí xử lý.

Điều này cũng có nghĩa là những dự đoán trước đây về việc xe điện sẽ có giá bán tương đương xe động cơ đốt trong không còn có giá trị.

Tuy nhiên, tin vui là ngành công nghiệp ô tô đã vượt qua đỉnh chi phí 6.848 USD/xe vào tháng 3/2022. Ảnh hưởng của chi phí năng lượng cao đến hoạt động sản xuất xe điện sẽ giảm theo thời gian, vì xe điện thường được sản xuất bằng quy trình tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

Sơn Trường

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.