Thứ tư, 10/11/2021, 14:40 PM

Làm gì để tránh thổi giá, ngăn chặn trục lợi chính sách trong đền bù giải phóng mặt bằng

(CL&CS) - Nếu không có cơ chế hỗ trợ địa phương cũng như chính sách giá đất nhất quán, các dự án GPMB sẽ trì trệ, thậm chí bị lợi dụng, trục lợi chính sách.

Trong đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) ra khỏi dự án đầu tư vừa trình Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã nhấn mạnh việc thí điểm nhằm phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền từng cấp, từng ngành trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giảm chi phí; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Tuyến metro số 2 dự kiến khởi công trong năm 2022

Tuyến metro số 2 dự kiến khởi công trong năm 2022

Quá trình thí điểm nhằm nghiên cứu tách công tác GPMB ra khỏi dự án đầu tư, không tập trung vào quy định, cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến việc thực hiện GPMB theo quy định của Luật Đất đai. Các khó khăn, vướng mắc trong GPMB cần được giải quyết thông qua việc sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Áp dụng thí điểm theo cơ chế chọn lựa đối tượng dự án trên cơ sở đánh giá sự cần thiết, tính hiệu quả của chính sách thí điểm đối với việc thực hiện dự án, không triển khai rộng rãi cho tất cả các dự án.

Theo Bộ KH&ĐT, cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án được quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm về việc tách riêng dự án GPMB thành dự án độc lập, bảo đảm phát huy hiệu quả của chính sách, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm, hạn chế tối đa việc gây ra các xáo trộn lớn trong quy định triển khai thực hiện.

Trả lời báo chí về vấn đề liên quan đến GPMB, ông Lê Văn Thịnh (nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng) cho rằng, việc giao GPMB về các địa phương là một hướng đi rất tốt song cần phải có chế độ chính sách rõ ràng về đền bù GPMB. Vì hiện nay trong cùng một địa phương, việc GPMB của một dự án đôi khi cũng không thống nhất được. Do đó, cần phải tính được mức đền bù bao nhiêu là thoả đáng, tuỳ thuộc vào chủ đầu tư dự án. Hiện còn nhiều lỗ hổng để người thực hiện công vụ lợi dụng nên đã xảy ra rất nhiều bất cập trong công tác đền bù GPMB. Chưa kể việc Chính phủ không thể sát sao với đơn giá đền bù đất đai của mỗi khu vực, của từng địa phương nên nhiều khi giá đất bị cũng bị các “cò” thổi lên.

Với nhiều bất cập trong công tác đền bù GPMB như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng các địa phương, cấp quyết định chủ trương đầu tư sẽ triển khai việc GPMB theo hướng nào, căn cứ trên chính sách giá đất và cơ chế đền bù ra sao để đảm bảo dự án GPMB có thể triển khai đúng tiến độ, không bị đình trệ ngay từ khâu khởi đầu một dự án.

Chẳng hạn, tại dự án tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Dù có quyết định đầu tư từ năm 2010 và dự kiến có thể hoàn thành vào năm 2018 nhưng sau nhiều điều chỉnh, đến nay dự án mới hoàn thành bàn giao mặt bằng gần 79%. Có 603 hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện dự án nhưng đến nay mới xử lý xong mặt bằng ở 475 hộ. Đến nay, chủ đầu tư cũng mới tiếp nhận bàn giao mặt bằng 5/10 nhà ga và đoạn đường dẫn vào Depot Tham Lương.

Trong báo cáo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, quá trình thực hiện GPMB trên địa bàn quận 3 kéo dài và vướng mắc do phải cập nhật, điều chỉnh chính sách và giá đất bồi thường đến thời điểm hiện tại. Hiện UBND TP.HCM đang chỉ đạo khẩn trương điều chỉnh các thủ tục nêu trên, phấn đấu trong năm 2021 cơ bản hoàn thành công tác GPMB để có mặt bằng cho thi công.

Trước thực tế về công tác GPMB, nhiều ý kiến cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán về giá đất, rất có thể chính dự án GPMB cũng bị đình trệ ngay từ lúc triển khai. Vì vậy, vấn đề then chốt là muốn đẩy nhanh công tác GPMB, địa phương hay cấp quyết định dự án phải xác định mức giá đền bù hợp lý vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi cũng như của chủ đầu tư dự án.

Hiện nay chính tình trạng giá đất theo quy định trong khung giá đất do nhà nước ban hành chưa theo kịp giá đất giao dịch trên thị trường cũng như việc khung giá đất thường năm sau cao hơn năm trước là một yếu tố khiến người dân có tâm lý chờ đợi, chây ỳ GPMB.

Do đó, để đạt được mục tiêu mà đề án thí điểm tách GPMB ra khỏi dự án đầu tư đặt ra, Luật Đất đai trong lần sửa đổi tới đây phải có các điều chỉnh để đưa ra được quy định và hình thức về bảng và khung giá đất hợp lý để xác định giá đất trong đền bù GPMB khi thực hiện các dự án. Có thể xúc tiến xây dựng một cơ quan định giá đất độc lập để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi.

Theo một lãnh đạo nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), để ngăn chặn cơ chế xin - cho, làm đội vốn trong các dự án GPMB trước hết cần phải có biện pháp, chính sách nhất quán về quản lý giá chi phí, giá đền bù để không tạo ra mất bình đẳng.

Theo Hiến pháp, đất đai là công thổ quốc gia, nên Nhà nước có thể thu hồi, tái định cư và chỉ đền bù tài sản trên đất. Vì vậy, Nhà nước cần có điều tra cụ thể và xây dựng bảng biểu mức giá đền bù cụ thể, thống nhất để không có sự chênh lệch giữa các địa phương, gây khiếu kiện. Nhiều tuyến đường 30 - 40km nhưng chỉ vướng 100m mặt bằng là không thể thi công được, có thể dẫn đến chậm tiến độ hàng năm trời. Do đó, cần có một quy định chung về giá đền bù đất.

Chi Lê

Bình luận

Nổi bật

Bị chiếm quyền điều khiển điện thoại khi truy cập vào đường link do shipper gửi

Bị chiếm quyền điều khiển điện thoại khi truy cập vào đường link do shipper gửi

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS) - Thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng với nhiều phương thức tinh vi hơn.

Cấm thuốc lá điện tử

Cấm thuốc lá điện tử

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS) - Đây là quan điểm được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và nhiều đại biểu Quốc hội đề cập một cách mạnh mẽ tại phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 11/11/2024.

Hà Nội: Cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị

Hà Nội: Cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS)- Ngày 19/11, UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 3832/UBND-NC triển khai thực hiện Công điện số 113/CĐ-TTg ngày 7-11-2024 của Thủ tướng Chính phủ.